KÝ HIỆU HỌC VĂN CHƯƠNG – BIỂU TƯỢNG VÀ VĂN BẢN NGHỆ THUẬT – Trịnh Bá Đĩnh – NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội.

Khuyến mãi & Ưu đãi tại BINHBOOK:

  1. HƠN 1000 TỰA SÁCH HAYXem ngay
  2.  THÀNH PHỐ HÀ NỘI Từ 1000.000đ MIỄN PHÍ GIAO HÀNG (chỉ áp dụng gửi qua hệ thống Viettelpost) HOẶC Quà tặng postcard/ bookmark/ cuốn sách nhỏ
  3.  CÁC TỈNH THÀNH KHÁC Từ 500.000đ tặng postcard, bookmark;

96.000 

 
GỌI ĐẶT MUA: 0972.605.129
(Thứ 2 đến Chủ Nhật | 8:00 - 18:00)

Kí hiệu học văn chương là gì? Nói ngắn gọn nhất (và vì thế sẽ có thiếu sót), đó là coi văn chương như một dạng giao tiếp của con người, văn bản văn chương như một câu (một phát ngôn) “mở rộng” đa chiều, trong đó kĩ nghệ mở rộng, “trò chơi” mở rộng thành nội dung chủ yếu nhất: nội dung thẩm mĩ. Nguyễn Du thật sâu sắc và chân thực: “lời quê góp nhặt dông dài/ mua vui cũng được một vài trống canh”! Cái việc “góp nhặt lời quê” ấy, sự “mua vui” ấy chính là thẩm mĩ của Truyện Kiều.
Cuốn sách này tập trung vào hai vấn đề quan trọng của kí hiệu học văn chương là biểu tượng và văn bản nghệ thuật, chủ yếu là nghệ thuật ngôn từ. Biểu tượng và văn bản nghệ thuật cho đến nay vẫn là hai phạm trù ngữ văn học được diễn giải khá mơ hồ, mặc dù được sử dụng thường xuyên nhất. Tình trạng thiếu xác định này sẽ không thể giải quyết dứt khoát được vì bản chất phức tạp của chúng, cả bởi chúng là đối tượng xem xét của nhiều lĩnh vực khác nhau: triết học, văn hóa học, ngôn ngữ học, thông diễn học, phân tâm học. Trong cuốn sách của mình, tôi chỉ cố gắng xác định một số đặc tính, một số chức năng của chúng để hiểu văn chương như một hệ thống ngôn ngữ nghệ thuật đặc thù, Rồi từ đó thử vận dụng nghiên cứu văn chương Việt Nam. Mối quan hệ giữa biểu tượng và văn bản nghệ thuật là rõ ràng cả về lí thuyết lẫn thực tiễn. Một mặt, mỗi văn bản có thể thành một biểu tượng, khi nó đi dần vào kí ức văn hóa dân tộc như Truyện Kiều là biểu tượng của văn chương, văn hóa Việt Nam (“Truyện Kiều còn thì tiếng ta còn…”). Mặt khác, biểu tượng là một hình ảnh, câu chuyện cụ thể sáng rõ, nhưng gợi ý về những điều trừu tượng, bí ẩ, mơ hồ. Cái biểu đạt không bao hàm hết cái được biểu đạt- một đám mây ngữ nghĩa. Vì thế mà nó được tái diễn giải, biểu đạt lại nhiều lần qua các thời đại. Nó kích thích nhà văn diễn giải lại, kể lại theo cách của riêng mình, tạo ra những văn bản nghệ thuật mới. Trong một văn bản văn chương có thể có một/một số biểu tượng cấu thành các bộ phận của nó, có khi chi phối toàn bộ văn bản. Một truyện kể hiện đại đôi khi là sự “viết lại” một biểu tượng đã có theo kiểu liên văn bản. Truyện ngắn Trương Chi của Nguyễn Huy Thiệp là một ví dụ như thế.
***
KÝ HIỆU HỌC VĂN CHƯƠNG – BIỂU TƯỢNG VÀ VĂN BẢN NGHỆ THUẬT
Tác giả: Trịnh Bá Đĩnh
Nhà xuất bản: Đại Học Quốc Gia Hà Nội
Năm phát hành: 2024
***
Thông tin sách:
Hình thức: Bìa mềm
Kích thước: 16 x 24cm
Số trang: 346 trang
Mã ISBN: 9786043696745
Cân nặng: 500 grams
***
#Ky_hieu_van_chuong_bieu_tuong_va_van_ban_nghe_thuat
#Trinhg_Ba_Dinh
#Nha_xuat_ban_dai_hoc_quoc_gia_Ha_Noi

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Chỉ những khách hàng đã đăng nhập và mua sản phẩm này mới có thể đưa ra đánh giá.

Gợi Ý Cho Bạn