Nhân học văn hóa thoạt nhìn có đối tượng chung của hầu hết các khoa học xã hội và nhân văn. Nhưng các phương pháp tiếp cận của nó đã tạo ra một đối tượng riêng. Đó là nhân học văn hóa không chỉ nghiên cứu những vấn đề khái quát, “to đùng” mà bao giờ cũng bắt đầu từ một hiện tượng nhỏ, cụ thể để cuối cùng mới bắt gặp các khái quát. Nhân học văn hóa coi trọng quá trình đi đến kết quả chí ít ngang với chính kết quả. Bởi trên hành trình này người ta dễ bắt gặp những thủ đắc bất ngờ. Với nhân học văn hóa chủ thể và đối tượng không phân biệt rạch ròi. Nhà khoa học đi vào nghiên cứu với tư cách người tham dự. Cuối cùng, nhân học văn hóa có thể sử dụng nhiều phương tiện nghiên cứu.
Nhân học văn hóa ở Việt Nam: Diễn trình và nghiên cứu, như tên gọi của nó, là một công trình đưa ra cái nhìn từ tổng thể đến bộ phận các vấn đề của nhân học văn hóa ở Việt Nam. Công trình này, do đó, được cấu trúc thành ba phần. Phần thứ nhất, Các vấn đề lý thuyết, giới thiệu và phác thảo một diễn trình nhân học văn hóa trên thế giới lẫn ở Việt Nam. Phần thứ hai, Những nghiên cứu trường hợp, cho thấy phổ rộng của nhân học văn hóa, có thể được tiếp cận từ nhiều cạnh khía khác nhau như tâm lý tộc người, tín ngưỡng phong tục, văn học, định cư – đô thị, sinh thái,… Phần thứ ba mang tên Chân dung các nhà nhân học giới thiệu những đóng góp cả về học thuật lẫn nhân cách sáng tạo của các nhà nhân học Việt Nam.
***
NHÂN HỌC VĂN HÓA Ở VIỆT NAM: DIỄN TRÌNH VÀ NGHIÊN CỨU
Tác giả: Đỗ Lai Thúy & Phạm Minh Quân
Nhà phát hành: Song Thủy Bookstore
Nhà xuất bản: Viện Nhân học Văn hóa & NXB Khoa học xã hội
***
Thông tin sách:
Hình thức: Bìa mềm
Kích thước: 16 x 24 cm
Số trang: 539 trang
Cân nặng: 500 gr
Năm phát hành: 2024
***
#nhân_học_văn_hóa_ở_việt_nam
#diễn_trình_và_nghiên_cứu
#songthuybookstore
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.