(tái bản) (In màu) (15 minh họa của họa sĩ Thành Chương) NHỮNG KHOẢNH KHẮC SỐNG – Lê Kiên Thành (con trai cố Tổng Bí Thư Lê Duẩn) – NXB Hội nhà văn

Khuyến mãi & Ưu đãi tại BINHBOOK:

  1. HƠN 1000 TỰA SÁCH HAYXem ngay
  2.  THÀNH PHỐ HÀ NỘI Từ 1000.000đ MIỄN PHÍ GIAO HÀNG (chỉ áp dụng gửi qua hệ thống Viettelpost) HOẶC Quà tặng postcard/ bookmark/ cuốn sách nhỏ
  3.  CÁC TỈNH THÀNH KHÁC Từ 500.000đ tặng postcard, bookmark;

319.000 

còn 47 hàng

 
GỌI ĐẶT MUA: 0972.605.129
(Thứ 2 đến Chủ Nhật | 8:00 - 18:00)

(Ngô Nguyệt Hữu)

Chênh chếch chiều, mội buổi chiều trôi qua trên bàn trà giữa ông Lê Kiên Thành và tôi, hậu sinh hầu chuyện. Lê Kiên Thành là một cá nhân mà tôi rất yêu quý lẫn kính trọng, từ cái cách ông chăm sóc mẹ (phu nhân của cố Tổng Bí thư Lê Duẩn) cho đến cách ông nhắc về người bố lẫy lừng của mình, hiểu ông là người tận hiếu. Và hơn cả, thật thú vị khi hầu chuyện những bậc mà mình yêu mến lại luôn rút ra được nhiều bài học nhân sinh…

“Cách đây vài năm, khi mẹ tôi còn sống, một ngày ông Phạm Tuân gọi bảo: “Thành ơi, anh đang giữ tấm ảnh rất đẹp của bố em. Cái ảnh này khi anh mang lên trạm không gian liên hợp của Liên Xô đã cùng 3 nhà du hành vũ trụ ký tên vào phía sau và có đóng mộc xác nhận của trạm không gian hẳn hoi, anh nghĩ đã đến lúc tặng lại gia đình”.

Vài tuần sau, ông Phạm Tuân vào Sài Gòn tìm đến nhà cùng bức ảnh, tôi có đưa ông sang nhà trò chuyện cùng mẹ cho vui. Hôm ấy, vô tình có ông Phan Thanh Dũng, ông Dũng là người giúp việc cho mẹ tôi thời bà còn làm l.ã.n.h đ.ạ.o Báo Sài Gòn g.i.ả.i p.h.ó.n.g, ông rất yêu thích chụp hình. Ông Dũng là cán bộ ở R về, đi b.ộ đ.ộ.i từ bé xíu, nghe tên anh hùng Phạm Tuân thì mê mẩn lắm.

Chuyện nay kéo dài chuyện xưa, ông Phạm Tuân kể lại lần bắn rơi máy bay B-52 của Mỹ, cách thức áp sát phóng tên lửa như thế nào, cách hạ xuống đường băng đêm đen không đèn chỉ dẫn như thế nào… Cần phải nhấn mạnh điều này, khi người Mỹ mang B-52 vào c.h.i.ế.n t.r.a.n.h Việt Nam, người Mỹ tự tin không v.ũ k.h.í nào của chúng ta có thể bắn rơi B-52. Vậy mà, cuối cùng chúng ta vẫn khiến người Mỹ hốt hoảng khi B-52 bốc cháy trước khí tài của chúng ta.

Ông Phạm Tuân kể hay lắm, tôi thì nghe nhiều lần thành quen nhưng ông Dũng thì ngưỡng mộ vô cùng. Ông Tuân kể xong, đến ông Dũng kể thời ông c.h.i.ế.n đ.ấ.u ở Tây Ninh.

“Tây Ninh vào những năm tháng q.u.â.n đ.ộ.i Việt Nam c.ộ.n.g h.ò.a cùng Mỹ thực hiện c.h.i.ế.n d.ị.c.h Junction City rất khốc liệt nhằm tiêu diệt cơ quan đầu não của lực lượng g.i.ả.i p.h.ó.n.g, tôi được phân công làm nhân viên của đài phát thanh. Có trận đối phương t.ấ.n c.ô.n.g rát quá, tôi được bố trí ở lại cùng lực lượng bảo vệ đài, ngăn chặn bước tiến của đối phương để thiết bị lẫn nhân sự quan trọng của đài kịp rút sang b.i.ê.n g.i.ớ.i.

Tôi được phát một cây s.ú.n.g chống tăng, kèm sát là đội trưởng đội bảo vệ của đài. Khi địch đến, tôi chưa bao giờ thấy l.í.n.h Mỹ gần như vậy, ngửi được cả mùi thuốc lá đậm đặc, tiếng trò chuyện ồn ào. Nhưng, quan trọng nhất là xe t.ă.n.g. Xe t.ă.n.g trong t.r.ậ.n c.h.i.ế.n khi chỉ cách mình vài mươi mét thật sự là điều gì đó rất ghê gớm.

“B.ắ.n thôi”, b.ắ.n xong tìm cách bảo toàn tính mạng, tôi nghĩ vậy. Vừa dứt ý nghĩ, tôi nhắm chiếc xe t.ă.n.g địch siết cò. Xe t.ă.n.g trúng đ.ạ.n, bùng cháy dữ dội, đ.ạ.n p.h.á.o trút xuống như mưa, vậy mà lại thoát.

Lần đầu tiên được tăng cường bảo vệ đài, cũng trong lần đầu tiên đó b.ắ.n cháy x.e t.ă.n.g Mỹ, tôi được khen thưởng D.ũ.n.g s.ĩ diệt xe tăng Mỹ”, ông Dũng kể.

Ông Dũng vừa dứt chuyện thì cũng là lúc tôi thấy ánh mắt của ông Phạm Tuân nhìn ông Dũng như nhìn một thần tượng, còn ánh mắt của ông Dũng nhìn ông Phạm Tuân cũng vô cùng ngưỡng mộ.

“Anh hùng phải là anh, người dám giáp mặt với q.u.â.n Mỹ, b.ắ.n cháy x.e t.ă.n.g Mỹ ngay lần đầu tiên mới là a.n.h h.ù.n.g. Còn chúng tôi bay trên trời, có t.ê.n l.ử.a, có đồng đội yểm trợ đủ thứ… Tất nhiên, bắn rơi máy bay đ.ị.c.h là khó nhưng so với hành động của anh chưa là gì cả, khi anh b.ắ.n quả đ.ạ.n p.h.á.o vào x.e t.ă.n.g đ.ị.c.h thì cũng là lúc anh đã chấp nhận h.i s.i.n.h”, ông Phạm Tuân nói.

“Anh mới là a.n.h h.ù.n.g, tôi b.ắ.n xong còn bỏ trốn vào rừng. Còn anh, anh bay trên trời, chỗ đâu mà trốn. Anh mới là anh h.ù.n.g, còn tôi là người bình thường thôi”, ông Dũng đáp lời Phạm Tuân.

Tôi hết nhìn ông Phạm Tuân lại nhìn ông Phan Thanh Dũng mà sao xúc động đến vậy, người này tôn trọng người kia, người kia mến mộ người này, yêu thương nhau chân thành, khen ngợi nhau chân thành.

Một ông ở Đồng bằng Nam Bộ, một ông ở Đồng bằng Bắc Bộ, cả hai gặp nhau vô tình tại nhà tôi mà hệt như người thân xa vắng lâu ngày gặp lại. Không khoảng cách vùng miền, không a.n.h h.ù.n.g thường dân, không c.h.i.ế.n c.ô.n.g thành tích gì cả… Trong mắt tôi hôm ấy, chỉ có những người anh em sinh sống trong cùng một q.u.ố.c g.i.a, cùng một sơn hà, ăn cùng hạt lúa, uống cùng dòng nước ngọt lành.

Người Việt mình là đây chứ còn đâu nữa, tinh túy của c.h.i.ế.n b.i.n.h trời Nam là đây chứ còn đâu nữa, chỉ thấy cái hay, cái anh dũng của người khác. Còn những chuyện mình trải qua, toàn những chuyện ngàn cân treo sợi tóc vẫn xem như không.

“Bông lúa chín là bông lúa cúi đầu”, hẳn là đây chứ còn đâu nữa.”

***

(in màu) (15 minh họa của họa sĩ Thành Chương)

NHỮNG KHOẢNH KHẮC SỐNG

Tác giả: Lê Kiên Thành (con trai cố Tổng B.í T.h.ư Lê Duẩn)

Nhà phát hành: NXB Hội Nhà Văn

Nhà xuất bản: NXB Hội Nhà Văn

Năm phát hành: 2024
***
Thông tin sách:
Hình thức: Bìa mềm
Kích thước: 16×24
Số trang: 189 trang
Mã ISBN: 978-604-9944-43-7
Cân nặng: 500 grams
Trọng lượng1 kg

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Chỉ những khách hàng đã đăng nhập và mua sản phẩm này mới có thể đưa ra đánh giá.

Gợi Ý Cho Bạn