CHÌM NỔI GIỮA PARIS VÀ LODON – George Orwell – Hà Thế Giang dịch – Nxb phụ nữ – bìa mềm

Khuyến mãi & Ưu đãi tại BINHBOOK:

  1. HƠN 1000 TỰA SÁCH HAYXem ngay
  2.  THÀNH PHỐ HÀ NỘI Từ 1000.000đ MIỄN PHÍ GIAO HÀNG (chỉ áp dụng gửi qua hệ thống Viettelpost) HOẶC Quà tặng postcard/ bookmark/ cuốn sách nhỏ
  3.  CÁC TỈNH THÀNH KHÁC Từ 500.000đ tặng postcard, bookmark;

119.000 

còn 20 hàng (có thể đặt hàng trước)

 
GỌI ĐẶT MUA: 0972.605.129
(Thứ 2 đến Chủ Nhật | 8:00 - 18:00)

“George Orwell, tên thật là Eric Arthur Blair, chỉ sống được tới tuổi 46 nhưng đã để lại rất nhiều những xét đoán khác biệt tới trái ngược nhau về nhân sinh quan và góc nhìn chính trị của ông. Được biết tới với tư cách một trong những tiểu thuyết gia nổi bật trên “hòn đảo sương mù” thế kỷ XX, các tác phẩm của ông không phải ở đâu cũng được đón nhận thuận chiều…”.
Thêm 1c sách của George Owell được dịch ở Việt Nam. Khác với cuốn Chuyện ở nông trại thì cuốn này nói về những mảng tối của CNTB.
—————-xxxxxx———————-
George Orwell là nhà văn lớn người Anh sống trọn trong nửa đầu thế kỷ XX. Chỉ trong 47 năm cuộc đời, ông để lại số lượng tác phẩm văn học quý giá, rất có giá trị văn chương, trong đó phải kể đến những tác phẩm như 1984 (ra mắt năm 1949) và trước đó là Trại súc vật (Animal Farm, ra mắt năm 1945). Những áng văn lớn của ông, tuy vậy, không làm lu mờ giá trị của tác phẩm dài đầu tay là Down and Out in Paris and London, được chuyển ngữ thành Chìm nổi giữa Paris và London.
Truyện được ông thai nghén trong thập niên 1920 và ra mắt bạn đọc năm 1933, ngay thời điểm thế giới trải qua cuộc khủng hoảng kinh tế, trước đó là đại chiến thế giới và Cách mạng tháng Mười Nga. Những sự kiện làm đảo điên thế giới ấy, dĩ nhiên, có tác động không nhỏ đến quá trình mà tác giả cho ra đời “đứa con đầu lòng” này.
Quá trình ra đời của tác phẩm Down and Out in Paris and London khá thú vị. Truyện được phát triển dựa trên bài tiểu luận The Spike mà ông viết năm 1931. Đây là bài tiểu luận đầu tiên mà ông nói về trải nghiệm sống lang thang của mình ở Anh, ở thời điểm này, tác giả 28 tuổi.
Ở tuổi 24, ông viết bài cho nhiều tờ báo, và để có cái nhìn cụ thể hơn về tầng lớp lang thang, cơ nhỡ trên phố thị, ông đã dấn thân vào đó để thu thập tư liệu cho The Spike và một năm sau, ông chuyển đến Paris, sống tại khu phố 6 Rue du Pot de Fer in the Latin Quarter. Những trải nghiệm tại đất Pháp đã cho ông một cái nhìn cận cảnh hơn về những người lao động nghèo. Tiểu luận The Spike ra đời sau đó có thể nói đã “bồi da đắp thịt” cho Down and Out in Paris and London rất nhiều.
Tiêu đề đầu tiên của quyển sách là A Scullion’s Diary (tạm dịch: Hồi ký của một phụ bếp). Ông hoàn thành bản thảo năm 1930 nhưng liên tục bị các nhà xuất bản từ chối. Trong bản thảo đầu tiên, ông chỉ thuật lại những gì nhân vật sống ở Paris. Và bài tiểu luận mà ông viết sau đó một năm đã bổ trợ cho nửa sau cuốn sách, về những người vô gia cư ở Anh.
*
Truyện được viết theo thể loại hồi ký hư cấu (fictional memoir), kể về nhân vật “tôi” bươn chải kiếm sống ở thành phố Paris (Pháp) và cuối cùng phải dạt về quê hương là London (Anh). Tác phẩm mở đầu với một trận chửi bới của mụ chủ trọ với một khách trọ tại khu phố mà “tôi” sống. Nghề nghiệp của nhân vật không ổn định, anh nhiều bận nhịn đói trước khi xin được một chân bồi bếp tại một nhà hàng. Sau khi trôi dạt về quê hương, nhân vật trong lúc chờ việc mới đã phải lang thang đầu đường xó chợ, tình trạng đói ăn càng thê thảm hơn và nhiều lúc rơi vào cảnh “màn trời chiếu đất”.
George Orwell lấy tiêu đề quyển sách là “Down and Out”, hiểu theo nghĩa đen là sa xuống đáy và dạt ra ngoài lề xã hội, và tác phẩm đã phô bày cho độc giả một hiện thực khốc liệt mà tàn nhẫn như thế. Dịch giả chuyển ngữ cụm này thành “Chìm nổi” rất hay. Từ chìm nổi mà dịch giả dùng, nó cùng trường, bao hàm và bóng bẩy hơn những từ như lang bạt, lang thang, du thủ du thực, cơ nhỡ… Chìm nổi nghĩa là sự vật lúc thế này, lúc thế khác, nó gợi lên phận người nhỏ bé và đôi khi vô nghĩa hơn cả bèo hay những sinh vật phù du, mà ở đây, hành trình nhân vật “tôi” sa xuống tận cùng đáy của xã hội cho thấy rõ điều đó.
Chìm nổi giữa Paris và London là bản thảo cho thấy hiện thực rất khốc liệt trong xã hội tư bản chủ nghĩa, mà cụ thể ở đây là những người lao động chân tay (bồi bếp, lao công, móc cống…) sa xuống hàng ăn mày, rày đây mai đó quanh các nhà trọ tình nguyện để được đáp ứng những nhu cầu dưới mức cơ bản của con người. Trong bản thảo, tác giả dành rất nhiều trang để mô tả cảnh con người bị máy móc hóa, vật hóa qua lăng kính của nhân vật “tôi” lúc anh này sống ở Paris và rơi xuống dưới cả mức tồn tại, nghĩa là cực kỳ bần tiện, nhỏ nhen, bất cần, vô vọng và tuyệt vọng khi nhân vật này gia nhập binh đoàn những kẻ lang thang ở London. Đây là tác phẩm không lên tiếng tố cáo hiện thực mà nghiêng về phô bày hiện thực, từ đó đề ra phương sách để cải thiện đời sống của họ ở những trang cuối cùng, khi cảm xúc của độc giả đã bị “hủy diệt”.
Sự phân hóa cùng cực trong xã hội tư bản, như đã đề cập ở trên, máy móc hóa con người đến mức họ chẳng còn thời giờ để nhận ra điều đó mà suy tư, than van. Tác giả đã dùng ngòi bút của mình để thăm dò vào từng ngóc ngách của những người vô gia cư, ăn xin để độc giả hình dung rõ hơn điều đó. Sách không dày (bản gốc tiếng Anh trên 210 trang) nhưng sức mô tả lớn, bao quát.
Có thể thấy bản dịch này tác giả có sự trau chuốt trong việc chọn từ ngữ để bản thảo có được lối hành văn, diễn đạt tốt nhất. Nhìn tổng thể, bản thảo Chìm nổi giữa Paris và London là một bản dịch mượt, đều tay, cung cấp thêm cho độc giả một cái nhìn khác về nhà văn George Orwell.
***
CHÌM NỔI GIỮA PARIS VÀ LODON
George Orwell
Dịch giả: Hà Thế Giang
Nhà xuất bản: Phụ nữ
Nhà Phát hành: Nxb Phụ nữ
Hình thức: bìa mềm
***
Truyện được viết theo thể loại hồi ký hư cấu (fictional memoir), kể về nhân vật “tôi” bươn chải kiếm sống ở thành phố Paris (Pháp) và cuối cùng phải dạt về quê hương là London (Anh). Tác phẩm mở đầu với một trận chửi bới của mụ chủ trọ với một khách trọ tại khu phố mà “tôi” sống. Nghề nghiệp của nhân vật không ổn định, anh nhiều bận nhịn đói trước khi xin được một chân bồi bếp tại một nhà hàng. Sau khi trôi dạt về quê hương, nhân vật trong lúc chờ việc mới đã phải lang thang đầu đường xó chợ, tình trạng đói ăn càng thê thảm hơn và nhiều lúc rơi vào cảnh “màn trời chiếu đất”.
George Orwell lấy tiêu đề quyển sách là “Down and Out”, hiểu theo nghĩa đen là sa xuống đáy và dạt ra ngoài lề xã hội, và tác phẩm đã phô bày cho độc giả một hiện thực khốc liệt mà tàn nhẫn như thế. Dịch giả chuyển ngữ cụm này thành “Chìm nổi” rất hay. Từ chìm nổi mà dịch giả dùng, nó cùng trường, bao hàm và bóng bẩy hơn những từ như lang bạt, lang thang, du thủ du thực, cơ nhỡ… Chìm nổi nghĩa là sự vật lúc thế này, lúc thế khác, nó gợi lên phận người nhỏ bé và đôi khi vô nghĩa hơn cả bèo hay những sinh vật phù du, mà ở đây, hành trình nhân vật “tôi” sa xuống tận cùng đáy của xã hội cho thấy rõ điều đó.
Chìm nổi giữa Paris và London là bản thảo cho thấy hiện thực rất khốc liệt trong xã hội tư bản chủ nghĩa, mà cụ thể ở đây là những người lao động chân tay (bồi bếp, lao công, móc cống…) sa xuống hàng ăn mày, rày đây mai đó quanh các nhà trọ tình nguyện để được đáp ứng những nhu cầu dưới mức cơ bản của con người. Trong bản thảo, tác giả dành rất nhiều trang để mô tả cảnh con người bị máy móc hóa, vật hóa qua lăng kính của nhân vật “tôi” lúc anh này sống ở Paris và rơi xuống dưới cả mức tồn tại, nghĩa là cực kỳ bần tiện, nhỏ nhen, bất cần, vô vọng và tuyệt vọng khi nhân vật này gia nhập binh đoàn những kẻ lang thang ở London. Đây là tác phẩm không lên tiếng tố cáo hiện thực mà nghiêng về phô bày hiện thực, từ đó đề ra phương sách để cải thiện đời sống của họ ở những trang cuối cùng, khi cảm xúc của độc giả đã bị “hủy diệt”.
Sự phân hóa cùng cực trong xã hội tư bản, như đã đề cập ở trên, máy móc hóa con người đến mức họ chẳng còn thời giờ để nhận ra điều đó mà suy tư, than van. Tác giả đã dùng ngòi bút của mình để thăm dò vào từng ngóc ngách của những người vô gia cư, ăn xin để độc giả hình dung rõ hơn điều đó. Sách không dày (bản gốc tiếng Anh trên 210 trang) nhưng sức mô tả lớn, bao quát.
Có thể thấy bản dịch này tác giả có sự trau chuốt trong việc chọn từ ngữ để bản thảo có được lối hành văn, diễn đạt tốt nhất. Nhìn tổng thể, bản thảo Chìm nổi giữa Paris và London là một bản dịch mượt, đều tay, cung cấp thêm cho độc giả một cái nhìn khác về nhà văn George Orwell.
***
Thông tin sách:
Kích thước: 16x24cm
Số trang: 324 trang
Cân nặng: 300gram
Năm phát hành: 2022
***
#chìm_nổi_giữa_paris_và_london
#George-Orwell
#nxb_phụ_nữ

Trọng lượng1 kg

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Chỉ những khách hàng đã đăng nhập và mua sản phẩm này mới có thể đưa ra đánh giá.

Gợi Ý Cho Bạn