NGÔI NHÀ, NƠI TRÚ NGỤ CỦA TRÁI TIM – Tâm lý học nhà ở và nội thất – TOMODA HIROMICHI – Khánh Huyền, Khánh Giang dịch – NXB Xây dựng

Khuyến mãi & Ưu đãi tại BINHBOOK:

  1. HƠN 1000 TỰA SÁCH HAYXem ngay
  2.  THÀNH PHỐ HÀ NỘI Từ 1000.000đ MIỄN PHÍ GIAO HÀNG (chỉ áp dụng gửi qua hệ thống Viettelpost) HOẶC Quà tặng postcard/ bookmark/ cuốn sách nhỏ
  3.  CÁC TỈNH THÀNH KHÁC Từ 500.000đ tặng postcard, bookmark;

150.000 

còn 50 hàng

 
GỌI ĐẶT MUA: 0972.605.129
(Thứ 2 đến Chủ Nhật | 8:00 - 18:00)

TÂM HỒN CẦN THIẾT CỦA MỘT NGÔI NHÀ LÀ GÌ?
Từ công năng đến văn hóa tinh thần
Các đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ cận đại không chỉ nghiên cứu tính an toàn, tính công năng mà còn yêu cầu phải giải quyết các vấn đề khác liên quan đến văn hóa và sự thoải mái. Ngày nay, nhà ở ngoài việc đảm bảo chức năng của một nơi trú ngụ an toàn khi có động đất hỏa hoạn, là nơi để tiện nấu nướng lau chùi thì một ngôi nhà có thiết kế mở hay một ngôi nhà sang trọng cũng đang ngày càng được chú trọng. “Ngôi nhà – nơi trú ngụ của trái tim” lý giải sâu sắc tâm lý của con người thông qua thiết kế của ngôi nhà. Nếu nghiên cứu mối quan hệ mang tính tâm lý giữa con người với con người thì vấn đề về văn hóa và sự thoải mái sẽ được sáng tỏ tới đâu? Cuốn sách này bàn về tâm lý con người từ nhiều góc độ khác nhau liên quan đến tâm lý giữa con người với con người, tâm lý giữa con người với không gian, tâm lý tầng sâu và mối quan hệ với nhà ở, tâm lý xu thế liên quan đến các hiện tượng bề nổi, nhà ở và nội thất thông qua những ví dụ cụ thể.
Về tâm lý giữa con người với con người, tôi chọn sự riêng tư trong khu dân cư để làm đối tượng điều tra và đây cũng chính là mấu chốt của toàn bộ nghiên cứu này. Đầu tiên, riêng tư là vấn đề về cái nhìn giữa con người với con người, được điều chỉnh bằng sự khách khí dựa vào mối quan hệ thứ bậc, hay bằng cảm giác an tâm dựa vào mức độ thân thiết. Mối quan hệ thứ bậc được xác định bởi thứ tự của vị trí đứng và phân chia ranh giới (lãnh thổ). Cụ thể, nếu lúc nào chúng ta cũng sinh hoạt và trông coi phía trước nhà mình thì dần dần sẽ hình thành ranh giới. Từ đó, những người lạ đi qua sẽ bắt đầu ngại ngùng với ranh giới đã được chúng ta tạo ra, đồng thời khiến ta cảm thấy có uy thế hơn họ. Quan điểm này chính là “tiếp điểm” nghiên cứu giữa cách thức sử dụng và tâm lý, từ đó lý giải các vấn đề về tâm lý của người dùng. Nhờ thiết kế mở cho ngôi nhà mà quan điểm vừa bảo vệ được sự riêng tư vừa xây dựng được khu dân cư với bầu không khí vui tươi, nhộn nhịp đã ra đời, từ đó giúp tôi có thể mạnh dạn đưa ra một số phương án thiết kế cho những ngôi nhà trung tầng và cao tầng….
***
NGÔI NHÀ, NƠI TRÚ NGỤ CỦA TRÁI TIM – Tâm lý học nhà ở và nội thất
Tác giả: TOMODA HIROMICHI
Người dịch: Khánh Huyền, Khánh Giang
Nhà phát hành: NXB Xây dựng
Nhà xuất bản: NXB Xây dựng
Hình thức: Bìa mềm
***
Thông tin sách:
Kích thước: 20.5 x 20.5 cm
Số trang: 283 trang
Cân nặng: 600gr
Năm phát hành: 2020
***
#NGÔI_NHÀ_NƠI_TRÚ_NGỤ_CỦA_TRÁI_TIM
#NXB_Xây_Dựng

Trọng lượng700 kg
Kích thước24 × 16 × 4 cm

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Chỉ những khách hàng đã đăng nhập và mua sản phẩm này mới có thể đưa ra đánh giá.

Gợi Ý Cho Bạn