Tuyển tập các tiểu luận phê bình văn học & nghệ thuật của nhà phê bình, giáo sư Huỳnh Như Phương.
—
Văn học là con đường giao tiếp và hiệp thông giữa người và người. Công nghệ số giúp cho sự kết nối và tương tác giữa văn học và cuộc đời thêm sâu sắc. Nhưng đôi khi sự giao lưu trong thế giới ảo lại khiến con người trở nên hờ hững với những giao tiếp trong đời thật. Văn học là tiếng nói của cá nhân đến với cá nhân. Công nghệ số vừa cung cấp phương tiện thuận lợi để cá nhân hóa giáo dục, lại vừa có thể giản lược bản sắc của cá nhân những dữ liệu được số hóa. Vấn đề là con người và công nghệ luôn quan hệ hỗ tương với nhau chứ không phải công nghệ hoàn toàn điều khiển con người. Như vậy, ta không lo công nghệ số sẽ bào mòn cảm xúc của con người; ta chỉ nên lo con người không biết khai thác thế mạnh của công nghệ số để làm giàu cho kiến văn, suy tưởng và cảm xúc của chính mình.
(Góp bàn câu chuyện học văn)
Triết học Trung Quốc cổ đại còn lưu lại một tư tưởng mang ý nghĩa thời sự để nhắc nhở tất cả chúng ta ngày nay: “Muôn vật cùng sinh trưởng mà không hại nhau, đạo cùng vận hành mà không trái ngược nhau, đức nhỏ như sông chảy, đức lớn đôn hậu mà sinh hoá vô cùng” (Vạn vật tinh dục nhi bất tương hại, đạo tịnh hành nhi bất tương bội, tiểu đức xuyên lưu, đại đức đôn hoá, Trung Dung). Làm sao để văn học thực sự cũng giống như những dòng sông trôi chảy dạt dào và thông thoáng mà không bị ngăn chặn, cách trở và cạn kiệt. Làm sao để văn học cũng như một đại dương của sự hiểu biết, của tình bạn, của sự hợp tác và phát triển thay vì là những tảng đá ngầm của nghi kỵ và cố chấp.
(Hiện đại hóa – nguồn cảm hứng của văn học)
Mục lục Hồi Âm Từ Phương Nam
• Nơi cư trú của tình yêu
• Thơ ca – nơi cư trú của tình yêu
• Xuân Tâm – người mơ tưởng trong chiều
• Nguyễn Vỹ – cảm quan xã hội và thể nghiệm nghệ thuật
• Bài tưởng niệm Ngô Kha
• Diễm Châu – dịch giả và nhà thơ
• Tường Linh – một đời thơ gửi lại
• Thơ Đông Trình – men của một thời
• Ý Nhi và những bến bờ của sáng tạo
• Thơ buổi giao mùa
• Tiếng gọi của đồng bằng
• Người đã xa xăm
• Thơ giữa hôm qua và hôm sau
• “Hòa âm điền dã” trong thơ
• Chút hương ngày cũ
• Tiếng thơ nữ ở một trường đại học
• Đặng Tiến và thế giới của thơ
• Giữ Thơm Quê Mẹ – mỗi số báo là một đêm rằm
• Trong người có ta
• Thiền sư Thích Nhất Hạnh – biểu tượng của đối thoại và hòa giải
• Nguyễn Văn Trung – người ưu tư với văn hóa dân tộc
• Võ Hồng – phẩm hạnh của văn chương
• Nguyên Ngọc còn mãi trên đường
• Hoàng Ngọc Biên – quê hương, người về
• Góp lời cho Im lặng
• Sắc màu của chân dung
• Lê Văn Nghĩa trong cõi nhớ Sài Gòn
• Từ Nguyên Thạch và Hai bên chiến tuyến
• Những đám mây phủ bóng phận người
• Hồi âm từ phương Nam
• Tuổi thơ ai như tuổi thơ mình
• Hai cuộc thi, hai tập truyện ngắn
• Văn chương phương Nam thêm những khám phá mới
• Nguyễn Thị Minh Thái và phê bình nghệ thuật
• Vài suy nghĩ về Viện Văn Học
• Góp bàn câu chuyện học văn
• Hiện đại hóa – nguồn cảm hứng của văn học
***
HỒI ÂM TỪ PHƯƠNG NAM
Tác giả: Huỳnh Như Phương
Nhà phát hành: Book Hunter
Nhà xuất bản: Nhà Xuất Bản Đà Nẵng
Mã ISBN: 978-604-84-7468-3
***
Thông số cơ bản:
Số trang: 268
Cỡ sách: 15x24cm
Hình thức: Bìa mềm
Khối lượng: 500gr
Phát hành: 2023
***
#HỒI_ÂM_TỪ_PHƯƠNG_NAM
#Book_Hunter
***
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.