(Bìa mềm) SỬ KÝ: THƯ – Tư Mã Thiên – Nguyễn Đức Vịnh dịch – Đinh Tị

Khuyến mãi & Ưu đãi tại BINHBOOK:

  1. HƠN 1000 TỰA SÁCH HAYXem ngay
  2.  THÀNH PHỐ HÀ NỘI Từ 1000.000đ MIỄN PHÍ GIAO HÀNG (chỉ áp dụng gửi qua hệ thống Viettelpost) HOẶC Quà tặng postcard/ bookmark/ cuốn sách nhỏ
  3.  CÁC TỈNH THÀNH KHÁC Từ 500.000đ tặng postcard, bookmark;

145.000 

còn 50 hàng (có thể đặt hàng trước)

 
GỌI ĐẶT MUA: 0972.605.129
(Thứ 2 đến Chủ Nhật | 8:00 - 18:00)

THƯ là phần duy nhất của Sử ký chưa được dịch tại Việt Nam. Và nhóm Cổ Thư Lâu sẽ người về đích trong việc hoàn thành trọn bộ tác phẩm này.

Sau khi đã phát hành xong phần đầu tiên: BẢN KỶ – BIỂU, nay Nguyễn Đức Vịnh tiếp tục cho ra mắt phần THƯ. Phần này ấn bản phổ thông sẽ là bìa mềm, BÌA CỨNG chỉ in số lượng giới hạn.

***

Thư là phần thứ ba của Sử ký, gồm cả thảy tám thiên, cho nên còn được gọi là Bát thư. Về ý nghĩa của chữ “thư”, Sử ký sách ẩn cho rằng: “Thư, là tên gọi chung của Ngũ kinh Lục tịch vậy. Bát thư ở đây ghi chép về đại thể của quốc gia.” Ngũ kinh Lục tịch chỉ chung các loại sách vở kinh điển của Nho gia, theo đó thì “thư” tức là kinh sách. Ngoài ra, chữ “thư” còn có một nghĩa phổ biến khác nữa là ghi chép, như vậy Bát thư tức là sự ghi chép về tám phương diện khác nhau, hiểu theo nghĩa đó cũng phù hợp.

Sau phần thứ nhất là Bản kỷ ghi lại dòng lịch sử xoay quanh các vị Đế Vương, phần thứ hai là Biểu dùng các bảng biểu để lập nên một bộ khung lịch sử đồ sộ với các sự kiện được ghi lại vắn tắt, tác giả đưa ta đi tiếp tới phần thứ ba mô tả các phương diện chính yếu làm nên nền tảng văn minh Trung Hoa, cả về tinh thần lẫn vật chất, mà phần lớn trong số đó vẫn còn được duy trì cho tới ngày nay.

* * *

Xét tổng thể, trong năm phần của Sử ký, Bát thư dù ngắn nhất nhưng lại là phần phức tạp nhất, vì lẽ phạm vi bao hàm của nó rộng và trải khắp nhiều lĩnh vực, từ thiên văn, địa lý cho tới những vấn đề cốt yếu nhất trong đời sống của con người.

Ta có thể nhận thấy với hầu hết nội dung trong sách, tác giả đã viết bằng cái nhìn của một nhà khoa học thực chứng đầy tận tụy. Với lễ nhạc, tác giả đã xem xét tường tận các tài liệu ghi chép xưa nay, lại đi khắp các vùng miền mà quan sát phong tục, giáo hóa đương thời; với luật lịch, tác giả làm các phép tính lớn tới hàng chục, hàng trăm nghìn mà vẫn chính xác một cách đáng kinh ngạc, đồng thời cẩn thận đối chứng với thực tế; với thiên văn, tác giả đọc các tài liệu cũ, cẩn thận quan sát bầu trời, từ đó đưa hầu hết các ngôi sao nổi bật vào một hệ thống lớn và liên kết với các hình tượng sinh động, lại mô tả được tương đối chính xác quy luật vận hành của một số thiên thể; với việc cúng tế, tác giả đã đi theo Hán Vũ Đế tham gia rất nhiều cuộc tế bái, luôn tường tận quan sát từng chi tiết dù là rất nhỏ, sau đó mới kết hợp với ghi chép trong sử sách mà liệt kể gốc ngọn rõ ràng; với sông ngòi, tác giả hầu như đã đi khắp đại giang nam bắc để ngắm những con sông, thấy được cái lợi và cái hại mà dòng nước mang đến, còn từng tự mình vác gỗ vá đê, từ đó mới có được những dòng viết đầy chân thực; với kinh tế, tác giả cũng quan sát tường tận tình hình thị trường, cuộc sống của người dân, để rồi đưa ra những nhận định thấu đáo như tiền đúc ra nhiều thì mất giá, người buôn bán ít thì giá cả tăng, triều đình độc quyền thì chất lượng hàng hóa kém.

Tất nhiên, do điều kiện khách quan mà trong sách vẫn có những thông tin không chính xác, đó có thể là lỗi của tác giả, cũng có thể là do quá trình tam sao thất bản của người đời sau dẫn đến sai lệch, rất khó để xác định rõ ràng, những chỗ như vậy chúng tôi đều xin đặt cước chú trình bày cụ thể. Về phần các thông tin liên quan tới bói đoán hay vũ trụ quan của người Trung Hoa xưa, có thể sẽ có những ý kiến dựa theo khoa học hiện đại để chỉ trích, nhưng đó là một phần của lịch sử, vả lại dựa theo cái nhìn của ngày nay để đánh giá việc xưa chưa hẳn đã là cách làm hay.

Nhìn chung, đây là một cuốn sách khó đọc và phần lớn nội dung không phù hợp lắm với việc đọc để giải trí. Nhưng một khi đã đọc xong rồi, ắt hẳn cái uyên bác của tác giả sẽ làm ta khâm phục, cái cốt cách của tác giả sẽ khiến ta nể trọng, và cái bi phẫn của tác giả sẽ khiến ta thổn thức. Như lời học giả Phan Ngọc từng nói trong Lời giới thiệu của tập Sử ký mà ông trích dịch: “Suốt đời Tư Mã Thiên không muốn gì hơn là có những người hiểu mình”, chúng tôi rất mong qua bản dịch mà ắt hẳn vẫn còn nhiều thiếu sót này, bạn đọc sẽ có dịp hiểu hơn về con người vĩ đại của hơn hai nghìn năm trước ấy.

– Nguyễn Đức Vịnh –

SỬ KÝ – THƯ

Tác giả: Tư Mã Thiên

Dịch giả: Nguyễn Đức Vịnh

Nhà phát hành: Đinh Tị

Nhà xuất bản: Văn Học

Khổ sách: 16x24cm

Số trang: 232 trang

Hình thức: Bìa mềm

Phát hành: 2023

***

#SỬ_KÝ

#Đinh_Tị

Trọng lượng1 kg

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Chỉ những khách hàng đã đăng nhập và mua sản phẩm này mới có thể đưa ra đánh giá.

Gợi Ý Cho Bạn