Cuộc sống ngày càng trở nên phức tạp hơn và sự tiến triển của văn hóa cũng nhanh chóng và phổ biến hơn. Các nghiên cứu gần đây tiếp tục chứng minh rằng sự cải thiện của điểm số IQ vẫn diễn ra đều đặn theo toàn bộ đường cong (phân bố bình thường theo hình quả chuông) của nó trong gần 30 năm qua. Các cải thiện về mặt nhận thức này phản ánh những thay đổi trong tư duy trừu tượng ở những xã hội đã bắt đầu cuộc cách mạng công nghiệp đã và đang diễn ra tại nhiều nơi trên thế giới. Mặc dù các cải thiện của trí thông minh diễn ra ở những thành tố được cho là bẩm sinh nhưng sinh học lại không thể lý giải được những thay đổi rất nhanh theo thời gian đó. Cho nên, sự thay đổi này cũng phản ánh những biến đổi trong văn hóa toàn cầu. Toàn cầu hóa diễn ra song hành cùng với sự cải thiện của IQ và nó mang tính phổ biến nên có tác động tới gần như tất cả các nền văn hóa. Bởi vậy, nhiều giá trị văn hóa được phát hiện trong các nghiên cứu trước đây cần phải được đánh giá lại trong hiện tại. Ngoài ra, đại đa số các nghiên cứu tâm lý học trên thế giới đều được thực hiện ở Mỹ và – ở một mức độ ít hơn – là châu Âu. Liệu các đặc điểm, quá trình tâm lý đó mang tính phổ quát hay đặc thù? Liệu các kết quả nghiên cứu đó có đúng với 70% dân số của phần còn lại trên thế giới? Thực tế này có nghĩa là rất cần các nghiên cứu lặp lại (replication) để cho chuyên ngành tâm lý học xuyên văn hóa có độ tin cậy và có hiệu lực trong tương lai.
Cuốn sách này phản ánh các ảnh hưởng khác nhau của văn hóa tới hành vi con người và các cuộc tranh luận giữa tâm lý học văn hóa và tâm lý học xuyên văn hóa. Chúng tôi ủng hộ các cách tiếp cận bao quát để hiểu được cả các ý nghĩa sâu sắc, các đóng góp văn hóa đặc thù lẫn những gì là phổ quát đã được phát hiện trong các nghiên cứu so sánh. Sự phân chia giữa các xã hội theo xu hướng cộng đồng và xu hướng cá nhân cũng được xem xét để lý giải những khác biệt về giá trị và hành vi. Các nghiên cứu về Big Five (5 chiều cạnh nhân cách) đề xuất một cấu trúc nhân cách phổ quát mà các nền văn hóa có thể ghi lên đó những thông điệp độc đáo. Đồng thời, chúng ta cũng dành không gian cho những xem xét, nghiên cứu tâm lý bản địa vì các thiên lệch mang tính chất vị chủng tộc có thể hiện hữu khi các mô hình phương Tây được chuyển giao sang các xã hội theo xu hướng cộng đồng.
Cuốn sách gồm 12 chương:
Chương 1: Tâm lý học xuyên văn hóa trong một thế giới đang đổi thay
Chương 2: Các cách tiếp cận nghiên cứu và tư duy phê phán trong tâm lý học xuyên văn hóa
Chương 3: Nguồn gốc văn hóa: biến đổi văn hóa và tiến hóa văn hóa – xã hội
Chương 4: Phát triển con người: Văn hóa và sinh học
Chương 5: Sự tiến hóa của ngôn ngữ và văn hóa – xã hội
Chương 6: Nhận thức: Nền tảng sinh học chung và tác động của văn hóa
Chương 7: Cảm xúc và hạnh phúc của con người: Biểu hện phổ quát và các giá trị văn hóa
Chương 8: Thuyết nhân cách: tiếp cận phương Tây, Phương Đông và bản địa
Chương 9: Cái Tôi: Chiều cạnh văn hóa, xã hội và xuyên văn hóa
Chương 10: Văn hóa và giới
Chương 11: Các giá trị văn hóa trong hành vi tổ chức và hành vi xã hội
Chương 12: Văn hóa và sức khỏe
***
TÂM LÝ HỌC XUYÊN VĂN HÓA
Tác giả: PGS. TS. Knud S.Larsen & PGS. TS. Lê Văn Hảo
Nhà xuất bản: NXB Đại học Quốc gia
***
Thông tin sách:
Hình thức: Bìa mềm
Số trang: 594 trang
Khổ sách: 17 x 24 cm
Cân nặng: 500gr
Năm phát hành: 2023
***
#tâm_lý_học_xuyên_văn_hóa
#nxb_đại_học_quốc_gia
Đánh giá khách hàng
There are no Đánh giá khách hàng yet.