Người ta cứ bảo rằng thời bây giờ, Marx đã không còn phù hợp nữa, Freud cũng hết thời rồi nhưng Zizek – sau khi đưa ra những luận chứng cơ bản – lại nhận thấy rằng: đây mới là thời mà cuộc sống của chúng ta cần tới tư tưởng của Marx và Freud nhất. Đó là ý Zizek khi mở đầu “How to read Lacan” của ông. Và nếu trong Seminar V Lacan liên tục nhắc tới Marx và cho rằng chính Marx mới là người “nhìn” ra những diễn biến và hiện tượng “Giai đoạn Gương/Mirror Stage” thì trong công trình ra mắt của mình “The Sublime Object of Ideology”, Zizek liên tục cho người đọc thấy sự gắn kết chặt chẽ giữa tư tưởng của Marx – Freud và Lacan có liên quan mật thiết với nhau như thế nào, để chúng ta có thể mượn dùng làm lăng kính nhận thức rất sâu và kĩ những sự vụ nhân sinh mà chúng ta đang phải đối diện ở thế kỷ 21 này.
Jacques Lacan (1901 – 1981) là nhà Phân tâm học nổi tiếng người Pháp. Năm 1936, ông đã đóng góp công trình “Giai đoạn Gương” cho lĩnh vực Phân tâm học. Trong hơn 40 năm lao động ở lĩnh vực Phân tâm, ông đã để lại hơn 26 Seminar giảng trực tiếp, 2 tổng tập bài viết dày (Écrits và Autres Écrits), khởi vận công cuộc “Quay trở lại Freud” từ đầu những năm 1950 và đến Seminar cuối đời tại Caracas Venezuela. Ông vẫn nói rằng: nếu muốn các bạn có thể nhận mình là những Lacanian, phần tôi tôi vẫn là một Freudian.
Đọc Lacan qua Zizek là một “jouissance” (cảm thụ, tận hưởng, lạc thú…) lớn khi qua những bộ phim thú vị như “They Live”, “City Lights” hay phim của Hitchcok, qua Kinh tế chính trị, qua đại dịch Covid, qua áo vàng Pháp, dù vàng Hồng Kông, Tư bản Mỹ, các hiện tượng văn hóa – chính trị – truyền thông – xã hội… Zizek cho ta hiểu về tư tưởng của Lacan trong những lát cắt rất sống động. Và ngoài Zizek thì những nhà Phân tâm lớn sau Lacan – những Lacanian khác, giúp chúng ta hiểu gì về tư tưởng của ông? Đó là một số thứ mà cuốn dẫn nhập này của Homer cho chúng ta biết.
—
Về tác giả Sean Homer:
Sean Homer là Giáo sư Điện ảnh và Văn học tại Đại học Mỹ ở Bulgaria. Ông là tác giả của Slavoj Zizek và Chính trị cấp tiến (Routledge, 2016), Jacques Lacan (Routledge, 2005) và Fredric Jameson: Chủ nghĩa Mác, Thông diễn học, Chủ nghĩa Hậu hiện đại (Polity Press, 1998).
Anh ấy là đồng biên tập viên của Fredric Jameson: A Critical Reader (Palgrave, 2004) và cùng với Ruth Parkin-Gounelas và Yannis Stavrakakis, Objects: Material, Psychic, Aesthetic, một số đặc biệt của Gramma: Journal of Lý thuyết và phê bình (2006). Ông cũng đã xuất bản các bài báo trên New Formations, The Letter, Free Association, Triết học cấp tiến, Chủ nghĩa duy vật lịch sử, Phê bình Slav và Văn hóa và Xã hội Phân tâm học.
***
JACQUES LACAN (Bìa Mềm)
Khaiminhbook – NXB Dân trí
Sean Homer
Nguyễn Bảo Trung dịch
***
Thông số cơ bản:
Kích thước: 15.5 x 23 cm
Bìa mềm
Số trang: 468
Khối lượng: 300gr
***
Về DỰ ÁN – TUYỂN TẬP CÁC NHÀ TƯ TƯỞNG TRỌNG YẾU
Độc giả Việt Nam nói chung, các sinh viên và các học giả trẻ trong nước nói riêng đang thiếu những nguồn tham khảo cơ bản, mang tính dẫn nhập về các nhà tư tưởng lớn trên thế giới. Dự án này do nhà nghiên cứu, dịch giả Nguyễn Bảo Trung đảm trách việc lựa chọn đầu sách và chủ trì dịch thuật.
Tuyển tập này dự kiến sẽ xuất hiện một số tên tuổi lớn như Michel Foucault, Maurice Merleau-Ponty, Louis Althusser, Trần Đức Thảo, Martin Heidegger, Jean Baudrilard, Jacques Lacan, Jean-Francois Lyotard…
***
#JACQUES_LACAN
#Sean_Homer
#Nguyễn_Bảo_Trung
#Khaiminhbook
#NXB_Dân_trí
Đánh giá khách hàng
There are no Đánh giá khách hàng yet.