Điểm ưu việt của cuốn sách, theo ý kiến của tôi, là ở chỗ khác.
Thứ nhất, ở việc diễn trình vai trò của Talleyrand với tư cách nhà chính trị và nhà ngoại giao trong thời gian gần năm mươi năm với những sự kiện mãnh liệt (mặc dù Tarle có nói thêm rằng sách của ông “không thể theo đuổi các mục đích trình bày một bức tranh hoàn toàn đầy đủ về các sự kiện”). Độc giả ở đây sẽ tìm thấy không ít các trang viết về những sự kiện (“một trăm ngày” của Napoléon, thời kỳ khôi phục chế độ quân chủ đầu tiên ở Pháp, thời kỳ Talleyrand làm đại sứ ở London), những điều mà giới trẻ của chúng ta biết ít hoặc hầu như không biết đến.
Các phần về hoạt động do thám vốn làm lợi cho nước Nga của Talleyrand vào những năm 1808 – 1812 giống như truyện trinh thám hiện đại, hoạt động đó đã giúp Aleksandr I giảm nhẹ được rất nhiều cho việc chuẩn bị về mặt ngoại giao nhằm chống lại cuộc xâm lược của Napoléon (ký kết hiệp định hòa bình với Thổ Nhĩ Kỳ, chuyển từ chi3n tr2anh sang liên minh với nước Anh, làm suy yếu các đồng minh của Napoléon là Phổ và Áo10).
Thứ hai, điểm ưu việt của cuốn sách là ở vấn đề then chốt trong quá trình chuyển tiếp từ một nhà hoạt động chính trị của cách mạng sang phục vụ phản cách mạng (phục vụ Napoléon, nhà Bourbon). Riêng cá nhân tôi có cảm giác rằng một khi tính đến hoạt động trước đó của Tarle (đối lập với chế độ sa hoàng, phục vụ chính phủ lâm thời, hoạt động khoa học dưới thời Chính sách kinh tế mới (NEP), và cuối cùng là phục vụ chế độ độc tài của Stalin) thì các ám chỉ của viện sĩ mang tính chất hầu như là tự truyện.
Song cũng như trong câu chuyện về Talleyrand, không nên quy vấn đề đấu tranh và phục vụ các chế độ chỉ vì lợi ích cá nhân. Talleyrand (cũng như Tarle) trước hết là những “người hoạt động vì quốc gia”. Số phận của đất nước (chứ không phải số phận của giai cấp này hay giai cấp kia – tư sản hay là vô sản) – đó mới chính là mối quan tâm chính yếu đối với họ.
Với tư cách một chuyên gia rất xuất sắc về lịch sử nước Pháp, Tarle không thể không biết rằng vấn đề “cách mạng và nhà nước” đã luôn thu hút mối quan tâm của cả những bậc trí tuệ giỏi nhất của loài người từ thời Cách mạng Pháp.
Nhưng mặt khác, nếu như Tarle trở thành một Melgunov thì liệu hôm nay chúng ta có được các công trình như Talleyrand và Napoléon cùng những tác phẩm tuyệt vời khác của nhà viện sĩ mà các thế hệ thanh niên chúng ta vẫn đang say sưa đọc hay không?
Lược trích Lời giới thiệu của
V.G. Sirotkin, Tiến sĩ khoa học lịch sử
***
TALLEYRAND – BẬC THẦY CỦA NỀN NGOẠI GIAO CHÍNH TRỊ Tác giả: Evgenij Viktorovič Tarle
Người dịch: Nguyễn Văn Chiến
Nhà xuất bản: NXB Tri Thức
***
Thông tin sách:
Hình thức: Bìa mềm
Khổ sách: 16 x 24 cm
Số trang: 376 trang
Năm phát hành: 2024
Đánh giá khách hàng
There are no Đánh giá khách hàng yet.