Tây Tạng là một khu vực cao nguyên tại châu Á, ở phía bắc và đông của dãy núi Himalaya. Đây là quê hương của người Tạng cũng như một số dân tộc khác như Môn Ba, Khương, Lạc Ba, và hiện nay cũng có một số lượng đáng kể người Hán và người Hồi sinh sống. Kề liền với dãy núi thiêng Himalaya ở phía Tây Nam, Tây Tạng được coi là một trong những vùng đất linh thiêng và huyền bí nhất của thế giới, là thánh địa kiên cố cuối cùng của Phật giáo. Chính trên vùng đất này, Phật giáo từ lâu đã đi sâu vào tâm hồn, vào tất cả mọi sinh hoạt của người dân Tây Tạng, từ lúc chào đời cho đến lúc chết đi, từ tâm tư cho đến ngôn ngữ, lời nói, cử chỉ, tất cả đều thấm đẫm tinh thần từ bi của Phật giáo. Bởi vậy, nói đến văn hóa Tây Tạng. tức là nói đến văn hóa Phật giáo Tây Tạng, vì như thế mới có thể nắm bắt được cốt tủy của văn hóa Tây Tạng, và cũng chỉ như thế mới có thể khắc lên được một diện mạo hoàn hảo của văn hóa Tây Tạng.
Về bố cục, cuốn sách được chia thành bốn phần: phần I giới thiệu về cao nguyên Tây Tạng và sự ra đời của Phật giáo Tây Tạng; phần II giới thiệu về những nét đặc sắc của Phật giáo Tây Tạng; phần III giới thiệu đôi nét văn hóa và tập tục của Tây Tạng; phần IV “Bardo và Nghệ thuật sinh tử” bàn về sự sống và cái chết, dựa trên những phát hiện mới của khoa học hiện đại phương Tây và kiến giải của Phật giáo Tây Tạng qua những trải nghiệm hành trì1 thiền định của các bậc Tối thượng Du-già, Tantra.
Bardo và Nghệ thuật sinh tử – một đề tài mà tôi dành rất nhiều thời gian nghiên cứu trong suốt ba năm qua, cũng là một đề tài rất nóng trong những tranh luận tâm linh hiện tại, đặc biệt là ở phương Tây. Những trải nghiệm của các vị Đạt-lai Lạt-ma 14, Pháp Vương Gyalwang Drupka, của các Rinpoche Mật tông như Sogyal Rinpoche, Tulku Thondup Rinpoche, Lati Rinpoche… và các bậc Tối thượng Du-già Tantra, dường như là một chất xúc tác, một thách thức với khoa học phương Tây, trong việc tìm kiếm câu trả lời cho nan đề “Tôi là ai”, “Tôi từ đâu đến”, và “Tôi sẽ đi về đâu sau khi chết”… Những tranh luận này vẫn chưa hết và còn đang tiếp tục. Trong cuốn sách này, tôi hy vọng sẽ trả lời phần nào cho các băn khoăn của độc giả về câu chuyện sinh tử này.
Hy vọng là sau khi đọc xong và gấp cuốn sách lại, chúng ta sẽ có thể mường tượng ra một bức tranh rõ nét hơn về một vùng đất có thể nói là huyền bí nhất trên Trái đất. Chúng ta cũng sẽ hiểu hơn về bản chất vô thường của cuộc sống, về mỗi giây phút chúng ta hít thở và được chiêm ngưỡng ánh Mặt trời, về ý nghĩa của sự sống và cái chết. Trong cách nhìn thoáng đãng và dung dị của người Tây Tạng, cái chết không chấm dứt gì cả: nó mở ra cho chúng ta những cuộc phiêu lưu bất tận…
***
(Tái bản 2024)
TÂY TẠNG HUYỀN BÍ VÀ NGHỆ THUẬT SINH TỬ
Tác giả: Đặng Hoàng Xa
Nhà phát hành: Omega
Nhà xuất bản: Nxb Thế Giới
***
Thông tin sách:
Hình thức: Bìa mềm
Khổ sách: 14 x 20,5 (cm)
Số trang: 299 trang
Năm phát hành: 2024
***
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.