Nghiên cứu văn học hiện nay có những chuyển mình theo hệ hình nghiên cứu văn hóa. Nghiên cứu văn học không đóng khung trong tính chất tự trị, nội tại, không xem tác phẩm là sự phản ánh thụ động môi trường văn hóa. Từ đó, văn học không được xem là hiện tượng minh họa mà trở thành sự chất vấn về các giá trị. Bên cạnh việc tìm hiểu tính thẩm mĩ, tính nghệ thuật của văn chương, người ta quan tâm tới vấn đề sâu sắc và quyết liệt hơn, đó là lí giải quan niệm về cái đẹp, về điển phạm, về ý thức hệ và cơ chế tạo nên các mã nghệ thuật đặc thù, về sự loại bỏ hay tiếp nhận, dung nạp hay kháng cự các giá trị.
Nông thôn Việt Nam có thể xem là một thực thể văn hóa chịu nhiều tác động trong xu hướng đô thị hóa, toàn cầu hóa. Có một quá trình thâm nhập giữa truyền thống và hiện đại, quá khứ và hiện tại, cái tự nhiên và cái văn minh, giá trị nguồn cội và mất kí ức diễn ra mạnh mẽ trong lòng xã hội nông thôn Việt Nam, làm nảy sinh xung đột văn hóa.
Trong tiểu thuyết viết về nông thôn, các nhà văn không chỉ nhận thức lại hoặc dự báo động hướng văn hóa mà còn thể hiện sự sáng tạo về ngôn ngữ, giọng điệu, hình tượng, biểu tượng trong việc biểu đạt và lí giải các vấn đề văn hóa nông thôn. Đây cũng là điểm mạnh của tiếu thuyết Việt Nam sau Đổi mới.
***
[Sách chuyên khảo] XUNG ĐỘT VĂN HÓA TRONG TIỂU THUYẾT – TIỂU THUYẾT VIỆT NAM VIẾT VỀ NÔNG THÔN SAU 1986
Tác giả: Hồ Thị Giang
Nhà xuất bản: NXB Khoa Học Xã Hội
Hình thức: Bìa mềm
ISBN: 9786043648812
***
Thông tin sách:
Kích thước: 16×24 cm
Số trang: 231 trang
Cân nặng: 1000gr
Năm phát hành: 2023
***
#Xung_dot_van_hoa_trong_tieu_thuyet
#Ho_Thi_Giang
#Nha_xuat_ban_khoa_hoc_xa_hoi
Đánh giá khách hàng
There are no Đánh giá khách hàng yet.