Cuốn sách này được viết lên để trình bày về triết lí và phương thức kinh doanh của Inamori Kazuo qua những kinh nghiệm đúc kết được trong quá trình sáng lập nên Kyocrea. Năm 1997, cuốn này đã được xuất bản với tên gọi “Kính Thiên Ái Người”.
Qua việc trình bày con đường hình thành và phát triển của Kyocera cũng như những tư tưởng và triết lý của cá nhân tác giả, cuốn sách đã được nhiều độc giả đón nhận như là một cuốn “cẩm nang bỏ túi” về nghệ thuật kinh doanh. Ông đã nhận được lời đề nghị về việc chỉnh sửa từ Nhà xuất bản PHP khi phát hành bản mới nên ông cũng đã đọc kỹ lại bản thảo lần đầu. Inamori Kazuo cảm thấy rằng nên bổ sung để cuốn sách hoàn chỉnh hơn. Không chỉ làm sao để người đọc có thể kinh doanh tốt mà còn làm sao để cho họ có thể sống một cuộc đời có ý nghĩa hơn, không chỉ làm sao để xã hội phát triển mà việc tạo ra một cuộc sống tuyệt vời cho mỗi cá nhân cũng rất cần thiết. Ông đã nghĩ như vậy. Ông cũng lo ngại những điều tôi tTrong Những nẻo đường chiêm nghiệm, tác giả đã cố gắng so sánh các quan điểm của phương Tây và phương Đông, các lý thuyết khác nhau liên quan đến cấu trúc của tự ngã và bản chất của ý thức, dưới cái nhìn của khoa học và chiêm nghiệm.
Cuộc đối thoại giữa khoa học Tây phương và Phật giáo nổi bật lên trên những tranh luận thường là khó khăn giữa khoa học và tôn giáo. Có một thực tế rằng đạo Phật không phải là một tôn giáo theo nghĩa mà thường được hiểu ở phương Tây. Nó không dựa trên quan điểm về một đấng sáng tạo và vì thế, nó không đòi hỏi phải có đức tin. Phật giáo có thể được miêu tả là một môn “khoa học của tâm trí” và là một con đường biến đổi từ hỗn loạn đến sáng suốt, từ đau khổ đến tự do. Nó có điểm chung với các bộ môn khoa học là khả năng khảo sát tâm trí theo kinh nghiệm. Đây là điều khiến cho một nhà sư Phật giáo và một nhà thần kinh học có thể đối thoại được với nhau và đạt được thành quả: giải đáp một loạt những câu hỏi trải rộng từ vật lý học lượng tử cho đến những vấn đề thuộc phạm trù đạo đức.
Hai bên đã cố gắng so sánh các quan điểm của phương Tây và phương Đông, các lý thuyết khác nhau liên quan đến cấu trúc của tự ngã và bản chất của ý thức, dưới cái nhìn của khoa học và chiêm nghiệm. Cho đến gần đây, hầu hết các triết lý Tây phương vẫn được xây dựng xoay quanh sự tách biệt giữa tâm trí và vật chất. Những học thuyết khoa học ngày nay cố gắng lý giải cách thức hoạt động của bộ não có dấu ấn rõ ràng của chủ nghĩa nhị nguyên này. Trong khi đó, đạo Phật ngay từ đầu đã đề xuất một cách tiếp cận thực tại không phân biệt. Các ngành khoa học nhận thức nhìn nhận ý thức như một thứ được khắc lên cơ thể, xã hội và văn hóa.
Cuốn sách này chỉ là một đóng góp khiêm tốn cho một lĩnh vực bao la là đối chiếu các quan điểm và kiến thức về bộ não và ý thức của các nhà khoa học với những người hành thiền – nói cách khác là cuộc gặp gỡ giữa hiểu biết trực tiếp và hiểu biết gián tiếp.
Cuộc đối thoại này đã làm gia tăng hiểu biết chung của chúng tôi về các chủ đề mà chúng tôi đưa ra. Chúng tôi xin mời các độc giả tham gia cùng và hy vọng các bạn cũng sẽ được hưởng lợi từ những năm tháng làm việc, nghiên cứu của chúng tôi về những khía cạnh căn bản của cuộc đời.
***
NHỮNG NẺO ĐƯỜNG CHIÊM NGHIỆM – Đối thoại giữa nhà sư và nhà khoa học
Tác giả: Matthieu Ricard, Wolf Singer
Người dịch: Lê Trường Sơn
Nhà phát hành: Thái Hà
Nhà xuất bản: NXB Công Thương
Hình thức: Bìa mềm
ISBN: 9786044784915
***
Thông tin sách:
Kích thước: 15×23 cm
Số trang: 340 trang
Cân nặng: 1000 gr
Năm phát hành: 2023
***
#Những_nẻo_đường_chiêm_nghiệm
#Thái_Hà
Đánh giá khách hàng
There are no Đánh giá khách hàng yet.