“Một tháng ở Nam kỳ” – chuyến du ký về những địa danh nổi tiếng ở Nam Kỳ hơn 100 năm trước của Phạm Quỳnh.
“Một tháng ở Nam kỳ” xuất hiện lần đầu trên Nam phong tạp chí vào năm 1918, đăng ba kỳ (không liên tục): kỳ I, số 17, tháng 11-1918, tr. 268-285; kỳ II, số 19, tháng 01-1919, tr. 20-32; kỳ III (kỳ cuối), số 20, tháng 02-1919, tr. 117-140.
Cuốn sách được viết bởi nhà văn Phạm Quỳnh – người nắm giữ các chức vụ: ngự tiền văn phòng, thượng thư bộ Học, thượng thư bộ Lại trong chính quyền vua Bảo Đại từ năm 1932. Sách được viết sau khi ông có chuyến du ký hơn một tháng ở Nam kỳ. Trong khoảng thời gian hơn 1 tháng này, Phạm Quỳnh đã đi đó đi đây khắp Lục tỉnh, mắt thấy tai nghe tỏ tường nhiều sự, mở rộng kiến văn. Sau khi về Bắc, ông cho đăng tập du ký “Một tháng ở Nam kỳ” trên Nam Phong tạp chí, kể lại chuyến đi, “đem lời thành thực mà giãi bày bàn bạc cùng quốc dân”.
Căn cứ vào nội dung của tập du ký, ngày 21-8-1918, Phạm Quỳnh đi xe lửa từ Hà Nội xuống Hải Phòng. Ngày 22-8-1918, ông rời Hải Phòng trên chiếc tàu thủy Porthos để du hành Nam kỳ, bốn ngày sau tàu cập cảng Sài Gòn. Chiếc xe kéo đưa Phạm Quỳnh qua cầu Khánh Hội, vị du khách đến từ phương Bắc của chúng ta bắt đầu tiếp xúc cái khí vị của Sài Gòn – thành phố Tây, một chốn đô hội lớn ở phương Nam. Những con đường Catinat, Charner, Xã Tây, nhà hát Tây, nhà dây thép, phủ Toàn quyền… hiện ra rạng rỡ trước mắt chàng trai xứ Bắc. Phạm Quỳnh, năm đó mới 26 tuổi, đã có những nhận xét tinh tế, sâu sắc về con người, văn hóa, đời sống… Sài Gòn…
Phạm Quỳnh quan sát tỉ mỉ và không quên so sánh Bắc kỳ với Nam kỳ, qua đó khắc họa được chân dung xã hội, bức tranh toàn cảnh về đất nước ở một thời đoạn lịch sử. Trong chuyến đi hơn một tháng này, ông có chủ ý du lịch nhiều nơi, cho mở rộng kiến văn: “Cho nên cái cảm giác của người mới bước chân tới đây là cái cảm giác vui, vui mà tin cậy ở cái tương lai, chớ không phải buồn mà thương tiếc cho sự ký vãng.”
***
MỘT THÁNG Ở NAM KỲ
Tác giả: Phạm Quỳnh
Nhà phát hành: Omega
Nhà xuất bản: Thế Giới
***
Thông tin sách:
Hình thức: Bìa mềm
Khổ sách: 14×20,5cm
Số trang: 176 trang
Năm phát hành: 2025
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.