Thành phố Hồ Chí Minh mà trước đây được gọi là Sài Gòn, dưới thời Pháp thuộc là thủ phủ của Nam kỳ lục tỉnh đã được luật sư Jules Blancsubé (1834-1888), thị trưởng Sài Gòn, khi ông qua Pháp một thời gian làm đại biểu Nam kỳ ở quốc hội Pháp, là người đầu tiên tuyên bố trong nhiều dịp khi nói về thành phố Sài Gòn, nơi ông sinh sống từ năm 1864 là “La Perle de l’Extrême-Orient” (Hòn ngọc Viễn Đông). Từ đó, thành phố được mệnh danh là “Hòn ngọc Viễn Đông” này đã cám dỗ nhiều nhà du hành vào cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20.
Những người Anh khi ghé qua Sài Gòn từ Hồng Kông hay Singapore đều ghi trong ký sự và sách du hành đây là thành phố có thiết kế, cảnh quan và kiến trúc Á – Âu đẹp hơn so với hai thành phố Singapore và Hồng Kông. Ngày nay, Thành phố Hồ Chí Minh cũng thu hút nhiều du khách nước ngoài đến thăm vì thành phố này bên cạnh sự hiện đại vẫn còn những nét đặc thù riêng của nó mà không phải chỉ Hội An hay Hà Nội mới có.
Vùng đất Sài Gòn – Chợ Lớn ngày nay có lịch sử lâu đời. Được tạo thành do phù sa sông Đồng Nai và sông Sài Gòn từ thời kỳ địa chất Pleistocene (từ 2 triệu năm đến 13.000 năm trước đây). Con người đã có mặt ở lưu vực sông Sài Gòn – Đồng Nai – Cửu Long cách nay hơn 40.000 năm trên đường thiên di từ Phi châu đến Đông Á và Úc châu. Thổ dân lâu đời nhất sống trong vùng là người Mạ.
Lưu dân người Việt bắt đầu từ thế kỷ 17 và người Hoa (quân sĩ nhà Minh bỏ Nam Trung Quốc ra đi về phương Nam) trước đó được chúa Nguyễn cho phép định cư vào giữa thế kỷ 17, khởi đầu sự hình thành của Sài Gòn – Chợ Lớn. Khi Nguyễn Ánh lấy lại thành Gia Định từ quân Tây Sơn năm 1788 thì nơi đây trở thành thành trì của nhà Nguyễn. Năm 1790, thành Sài Gòn được củng cố và xây kiên cố với kỹ thuật phòng thủ Vauban (thành Quy), trong thành xây các cung điện cho chúa Nguyễn.
…
Quyển sách này có mục đích trình bày những hình ảnh của các kiến trúc và cảnh quan đô thị theo tác giả là có giá trị về mỹ quan, văn hóa và lịch sử ở Sài Gòn – Chợ Lớn. Ngoài ra còn có một số hình ảnh xưa và nay ở cùng địa điểm để ta có thể thấy sự thay đổi qua thời gian các cảnh quan, kiến trúc cùng với các sự kiện, thông tin về lịch sử và các câu chuyện liên quan tạo nên dấu ấn ký ức đô thị và đặc thù của thành phố Sài Gòn – Chợ Lớn.
Sài Gòn không phải chỉ là thành phố kinh tế mà còn là trung tâm sinh hoạt văn hóa và chính trị của cả Nam bộ có ảnh hưởng từ nhiều vùng khắp đất nước. Đến thập niên 1930 và1940, Sài Gòn đãtrở thành thành phố quy tụ đủ sức mạnh kinh tế và tinh thần tri thức để sánh vai với các thành phố lớn ở Đông Nam Á và các nước khác
(Lời giới thiệu)
***
KIẾN TRÚC ĐÔ THỊ VÀ CẢNH QUAN SÀI GÒN – CHỢ LỚN XƯA VÀ NAY
Tác giả: Nguyễn Đức Hiệp, Tim Doling và Võ Chi Mai
Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh
***
Thông số cơ bản:
Hình thức: Bìa mềm
Khổ sách: 15.5 x 23.5 cm
Số trang: 482 trang
Đánh giá khách hàng
There are no Đánh giá khách hàng yet.