Tập thứ 19 và 20 trong bộ sách quan trọng cho tuổi thơ xin được giới thiệu đến bạn đọc:
TẬP THỨ 19 – THỜI KHỞI THUỶ
Hẳn không ít bạn trong chúng ta đã tự hỏi: Vào lúc nào trong thời khởi thủy xa xăm kia, con người trên mảnh đất Việt Nam đã hình thành và phát triển để trở thành con người như chúng ta bây giờ? Những người tối cổ ấy, tiền thân của tổ tiên chúng ta thuộc giống người nào và đã xuất hiện ở đâu trên đất nước tươi đẹp này? Họ sống và lao động ra sao?… Các nhà khảo cổ học, nhân chủng học, các nhà nghiên cứu lịch sử… đã có nhiều công trình nghiên cứu và đưa ra những kết luận và giả thiết thú vị. Chúng tôi sẽ sử dụng những thông tin và những câu chuyện ấy để đưa bạn vào cuộc hành trình đi qua các nền văn hóa Sơn Vi, Hòa Bình, Bắc Sơn, Quỳnh Văn, Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun, Đông Sơn…, qua các thời kỳ đồ đá, đồ đồng và đồ sắt.
—
TẬP THỨ 20 – BÁNH CHƯNG BÁNH GIẦY
Sau khi thoát được nạn ngoại xâm dưới thời Hùng Vương thứ 6, cư dân Văn Lang lại bắt tay vào việc xây dựng đất nước. Và trong cuộc sống đời thường, với đà phát triển của kinh tế cũng như văn hóa, dần dần dân Lạc hình thành nên những nếp thuần phong mỹ tục đậm đà, đặc trưng cho dân tộc tính của dân ta. Do không có tư liệu ghi chép về cuộc sống lúc bây giờ nên những câu chuyện như Bánh chưng, bánh giầy, Trầu cau, Sự tích quả dưa đỏ, v.v. chính là những tư liệu quý giá giúp ta hiểu biết thêm về cuộc sống của dân Lạc lúc bấy giờ: tập tục ăn Tết, chuyện cưới xin, việc trồng trọt… Qua đó, ta càng thêm khâm phục ý chí và quyết tâm của người xưa, không ngại khó, không ngại khổ, lại hiếu thảo với cha mẹ, anh em thương yêu nhau, vợ chồng đồng tâm.
***
(Bìa cứng – minh hoạ màu)
THỜI KHỞI THUỶ
BÁNH CHƯNG BÁNH GIẦY
***
Thông số cơ bản:
Tác giả: Trần Bạch Đằng chủ biên
Nhà xuất bản: NXB Trẻ
Khổ sách: 19x24cm
Số trang: 80
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.