Sử dụng lịch sử Đông-Tây kim-cổ đã diễn ra trên tất cả các châu lục của trái đất này, hai tác giả lập luận rằng những quốc gia thất bại là những đất nước bị cai trị bởi một nhóm quyền thế tập trung, và những nhóm này đã tổ chức xã hội để phục vụ cho quyền lợi riêng của họ trong khi đại đa số quần chúng nhân dân phải trả giá. Thế lực chính trị bị tập trung trong một nhóm nhỏ, được sử dụng để tạo ra tài sản khổng lồ cho những người nắm giữ quyền lực.
Trong khi đó, những nước trở nên giàu có là vì người dân nước đó lật đổ giới quyền thế, những người kiểm soát quyền lực, và tạo ra một xã hội trong đó các quyền chính trị được phân phối rộng rãi, trong đó chính phủ có trách nhiệm giải trình và phải đáp ứng trước công dân, và trong đó đại đa số quần chúng có thể tranh thủ các cơ hội kinh tế.
—
“Hành lang hẹp” dựng lên cục diện bao quát giúp trả lời câu hỏi tại sao tự do nở rộ ở những quốc gia này trong khi tình trạng vô chính phủ hoặc độc tài chuyên chế lại bao trùm ở nhiều nước khác — và giải thích cách thức để tự do có thể tiếp tục phát triển bất chấp các mối đe dọa mới.
Trong “Hành lang hẹp”, hai tác giả xây dựng một lý thuyết mới về tự do và cách đạt được tự do, rút ra vô số bằng chứng từ các vấn đề thời sự lẫn những dòng chảy phân kỳ của lịch sử thế giới.
***
Combo 2 cuốn
HÀNH LANG HẸP: Nhà Nước, Xã Hội, Và Vận Mệnh Của Tự Do
TẠI SAO CÁC QUỐC GIA THẤT BẠI
Tác giả: Daron Acemoglu – James A. Robinson
Dịch giả: Trần Thị Kim Chi
Nhà xuất bản: NXB Trẻ
***
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.