Xenophon (khoảng 430 – 354 trước Công nguyên), con của Gryllus, còn được gọi là “Xenophon của thành Athens”. Ông là một triết gia, nhà sử học, từng là lính đánh thuê người Hy Lạp. Xenophon là học trò của Socrates, có khả năng quan sát cặn kẽ xã hội Hy Lạp. Trong số các tác phẩm của mình, Xenophon dành nhiều tâm huyết cho các bản đối thoại hay bài viết về Socrates như Memorabilia (Những điều đáng nhớ), The Apology of Socrates to the Jury (Socrates tự biện trước tòa)…
—
ANABASIS – Hồi ký viễn chinh xứ Ba Tư – Rút lui không phải là thất bại
Được mệnh danh là “một trong những cuộc mạo hiểm vĩ đại nhất trong lịch sử loài người”, Anabasis là cuốn tự truyện của Xenophon, thuật lại chuyến hành trình ông chỉ huy đoàn quân viễn chinh người Hy Lạp “đánh thuê” cho hoàng tử Ba Tư, rút lui trở về quê hương sau thất bại quân sự trên vùng đất này, trong hoàn cảnh mắc kẹt sâu ở lãnh thổ kẻ địch. Lúc này, thống lĩnh và các vị tướng cấp cao lần lượt bị giết chết hoặc bắt giữ, thiếu thốn quân lương và liên tục gặp trở ngại khi bị quân thù và dân bản địa tấn công cản đường.
Qua Anabasis, Xenophon đã cho thấy, phương thức chiến đấu của người Hy Lạp khác với quân địch của họ: Họ có cảm nhận cá nhân, kỉ luật nghiêm minh hơn, vũ khí cũng chí mạng hơn, quan hệ giữa các binh sĩ bình đẳng, ý thức chủ động tham chiến nổi trội, tư duy linh hoạt và có thể thích ứng với chiến thuật mới, ngoài ra còn có xu hướng tác chiến thiên về sử dụng bộ binh hạng nặng. Những đặc điểm này xuất phát từ việc họ có chung nhận thức về thể chế chính phủ, từ sự bình đẳng của nội bộ giai cấp trung tầng, từ sự giám sát của dân chúng đối với các sự vụ quân sự, và từ tư tưởng tách rời khỏi nhà nước và đền thờ, chủ nghĩa tự do, chủ nghĩa cá nhân và uy quyền tối cao của lý trí. Khi đoàn quân viễn chinh Hy Lạp đứng trước tuyệt cảnh, họ đã biến thể chế thành bang thành một thứ vũ khí kỳ diệu truyền cảm hứng cho sức mạnh nội tại của mỗi người lính và khiến những người Hy Lạp này chiến đấu trên mọi mặt trận với thái độ của những công dân thành phố, bởi vậy mà họ trở nên bất khả chiến bại.
—
LỜI BIỆN GIẢI VÀ NHỮNG ĐIỀU ĐÁNG NHỚ
Socrates là triết gia người Hy Lạp cổ đại, người khai mở “triết lý nhân sự” – đường hướng triết học mới cả về nội dung và phong cách so với trường phái biện sĩ trước đó. Thứ triết lí này được xem là một sự đe dọa cho nền dân chủ vừa được tái lập sau chiến tranh, sau đó ông bị kết án tử hình năm 399 TCN. Socrates không để lại một tác phẩm nào, ông được biết đến chủ yếu qua những bản đối thoại của Plato cùng những trước tác của Xenophon và Aristotle. Nhưng từ sau khi mất, ông được xem là biểu tượng của Triết học phương Tây nói chung, là người đặt nền móng cho triết lí chính trị và luân lí học phương Tây nói riêng. Nếu muốn có hình dung chân thực nhất về con người vĩ đại này khi ông đang ở điểm cuối của cuộc đời, độc giả chớ quên bổ sung bản báo cáo này, dù rằng Xenophon có khiêm tốn nhận định là không đầy đủ bằng báo cáo toàn vẹn của Plato.
***
ANABASIS – Hồi ký viễn chinh xứ Ba Tư – Rút lui không phải là thất bại
Book Hunter (Lyceum) – NXB Đà Nẵng
LỜI BIỆN GIẢI VÀ NHỮNG ĐIỀU ĐÁNG NHỚ
Đông Tây – Nxb Thanh Niên
Tác giả: Xenophon
Dịch giả: Ngô Gia Thiên An
***
Thông số cơ bản:
Kích thước: 14.5 x 20.5 cm
Số trang: 635 trang
***
#ANABASIS
#LỜI_BIỆN_GIẢI_VÀ_NHỮNG_ĐIỀU_ĐÁNG_NHỚ
#Xenophon
Đánh giá khách hàng
There are no Đánh giá khách hàng yet.