Susan Sontag (16/1/1933 – 28/12/2004) là nhà văn, nhà phê bình, triết gia và nhà hoạt động chính trị người Mỹ, người được đánh giá là một trong những trí thức có ảnh hưởng nhất trong thế hệ của bà.
Susan Sontag đã tham gia tích cực vào phong trào p-h-ản c-h-iến ở Mỹ trong thập niên 1960. Tháng 1 năm 1968, cùng với hơn 500 nhà văn và nhà báo, Sontag ký vào bản cam kết “Không đóng thuế phục vụ C-hi3n t-r-a-nh Việt Nam”. Tháng 5 năm 1968, Susan Sontag tới thăm miền Bắc Việt Nam và sau khi trở về, bà viết tiểu luận Trip to Hanoi (Chuyến thăm Hà Nội), xuất bản lần đầu trên Tạp chí Esquire, tháng 12 năm 1968.
Trái với hình dung của nhiều độc giả, trong Chuyến thăm Hà Nội, Susan Sontag không đi sâu miêu tả từng sự kiện, từng cảnh vật mà bà quan sát thấy ở miền Bắc Việt Nam, mà qua những trang viết đầy suy tưởng, những câu từ mang tầng tầng lớp lớp ý nghĩa, vừa cảm thông, vừa giễu nhại, bà như đang tự sự về tâm trạng ngổn ngang mâu thuẫn của mình khi được tiếp xúc với một Việt Nam bằng xương bằng thịt. Khi nhìn Việt Nam từ xa, Sontag viết: “Nhiều năm đọc sách báo và xem phim thời sự đã gom góp trong đầu tôi một tập hợp những hình ảnh hỗn tạp về Việt Nam: những xác người ch-3t cháy vì b-o-m napalm, những người dân đạp xe, những thôn xóm lều tranh mái lá, những thành phố bị san phẳng như Nam Định hay Phủ Lý, những hầm tăng-xê hình ống chỉ vừa đủ cho một người chui lọt nằm rải rác trên các vỉa hè Hà Nội, những chiếc mũ rơm dày mà các em học sinh thường đội để tránh b-o-m bi”. Nhưng khi được đến thăm và trực tiếp chứng kiến, trải nghiệm cuộc sống ở Việt Nam, Sontag nhận thấy Việt Nam không nên chỉ được nhìn nhận giản đơn như một n-ạ–n n-h-ân của đ-ế q-u-ố-c Mỹ, mà là một cộng đồng, một thế giới quá khác biệt với nước Mỹ về văn hóa, ngôn ngữ, tâm lý, tính cách, tư tưởng.
Susan Sontag đã dành nhiều trang viết để cố gắng lý giải những khác biệt, kỳ lạ, mâu thuẫn ở Việt Nam, trong sự đối chiếu với Mỹ và các nước phương Tây, hay với các quốc gia gần gũi về ý thức hệ như Cuba và T-r-u-ng Q-u-ốc. Tuy vậy, điểm đặc biệt và cũng là điểm đáng quý của cuốn sách nằm ở chỗ tác giả không kết luận theo lối khen – chê thường thấy trong các tác phẩm du ký, mà coi chuyến thăm Hà Nội là một dịp để bà tự vấn về mình và về nước Mỹ. “Chuyến thăm Hà Nội” của Sontag thể hiện rõ cách tiếp cận vấn đề theo thuyết tương đối văn hóa, với lập luận rằng các đặc điểm văn hóa, xã hội của một cộng đồng là kết quả của hoàn cảnh lịch sử và môi trường cụ thể của cộng đồng đó, vì vậy khi đánh giá một nền văn hóa, ta cần nhìn nhận một cách tổng thể các thành tố kiến tạo nên nền văn hóa đó trong suốt chiều dài lịch sử và chấp nhận, tôn trọng sự khác biệt của họ thay vì phán xét và áp đặt các giá trị của mình.
***
CHUYẾN THĂM HÀ NỘI
Tác giả: Susan Sontag
Người dịch: Phan Xích Linh
Nhà phát hành: Thư viện Nguyễn Văn Hưởng
Nhà xuất bản: Nxb Chính trị Quốc gia Sự Thật
***
Thông tin sách:
Hình thức: Bìa mềm
Khổ sách: 12,5 x 20,5
Số trang: 167 trang
Cân nặng: 300gr
Năm phát hành: 2024
***
Đánh giá khách hàng
There are no Đánh giá khách hàng yet.