“Đi qua đó đi, ở đó lá cây sẽ vẫy tay với cậu, tảng đá sẽ mỉm cười với cậu, nước sông sẽ hỏi thăm cậu.
Ở đó không có nghèo hèn cũng chẳng có giàu sang, không có bi thương cũng chẳng có đau đớn, không có thù cũng chẳng có hận… Ở đó người người chết rồi đều bình đẳng.” – Dư Hoa
—
Với cương vị là một trong những tác gia tiêu biểu của văn học Trung Quốc thời kì đổi mới nói chung, cho trào lưu văn học tiên phong nói riêng, Dư Hoa sáng tác trên nhiều thể loại. Riêng tiểu thuyết được coi như một cách nhìn, cách thể nghiệm đầy tính “khai sáng” của ông về con người và xã hội Trung Quốc mà “Sống” với quan niệm về sinh tồn là tác phẩm thể hiện rất rõ điều đó. Đây cũng là sáng tác có vị trí quan trọng trong văn nghiệp Dư Hoa, giúp ông thu được nhiều thành công đồng thời khẳng định được vị trí vững chắc trong tiến trình văn học Trung Quốc đương đại. Đồng thời cũng đánh dấu sự “tiên phong” sự nghiệp sáng tác của ông.
Tiểu thuyết “Ngày thứ bảy” xuất bản vào năm 2013, đã đoạt các giải thưởng: Nhà văn kiệt xuất của năm – Giải thưởng lớn Văn học Truyền thông Hoa ngữ (năm 2014) Giải văn học Bottari Lattes Grinzane của Ý (năm 2018)
Nằm trong danh sách “TOP 10 tác phẩm văn học Hoa ngữ của năm” do tờ Tuần báo Á châu Hồng Kông bình chọn (năm 2013)
Năm 2000 “Chuyện Hứa Tam Quan bán máu” đã được “Nhật báo Trung ương” của Hàn Quốc chọn là 100 cuốn sách cần đọc. Năm 2004, sách đã nhận giải “The Rarmes” – một giải “Nobel Mỹ”. Cùng với Sống, Chuyện Hứa Tam Quan bán máu được chọn vào diện 10 tác phẩm có ảnh hưởng nhất những năm 90 của thế kỷ 20 do 100 nhà phê bình và biên tập viên văn học Trung Quốc bình chọn.
***
CHUYỆN HỨA TAM QUAN BÁN MÁU
Tác giả: Dư Hoa
Dịch giả: Vũ Công Hoan
Nhà phát hành: Nhã Nam
Nhà xuất bản: Hội Nhà Văn
—
Câu chuyện xảy ra ở Trung Quốc vào những năm năm mươi, sáu mươi thế kỷ 20, kể lại quá trình bán máu của anh công nhân nhà máy tơ Hứa Tam Quan.
Thời ấy, bán máu có thể kiếm được nhiều tiền hơn làm việc quanh năm. Hứa Tam Quan đã bản máu nhiều lần. Anh bán máu là để cưới vợ, là để cứu chữa cho con trai bệnh nặng, là để long trọng khoản đãi khách quý, là để không bị chết đói, là để sinh tồn. Nhưng cuối cùng, vẫn là vì tình yêu và lòng tôn nghiêm để mà sống.
“Hồi đó khi viết xong cuốn Sống, tôi cho rằng chỉ viết mấy chục năm nay người Trung Quốc chịu khổ thế nào để vượt qua thì hình như chưa đủ, mà còn phải viết tiếp họ sinh sống ra sao để vượt qua, vì vậy tôi đã viết cuốn Chuyện Hứa Tam Quan bán máu.”
***
Thông tin sách:
Hình thức: Bìa mềm
Khổ sách: 14 x 20,5 cm
Số trang: 360 trang
Năm phát hành: 2024
***
Đánh giá khách hàng
There are no Đánh giá khách hàng yet.