Chúng ta sống giữa vô vàn chuẩn mực xã hội nhưng lại hiếm khi ý thức được sự hiện diện và ảnh hưởng của chúng. Từ cách ta phát biểu trong lớp học, giữ im lặng trong hội trường, đến cách đảm nhận vai trò làm mẹ, làm thầy, làm bạn – mọi hành động đều bị chi phối bởi những quy chuẩn tưởng chừng vô hình ấy. Nhưng tại sao ta lại phải tuân theo các chuẩn mực đó, ngay cả khi chúng bất công hoặc không đem lại lợi ích cá nhân? Điều gì tạo nên tính “phải làm” cho các chuẩn mực xã hội?
Trong Chuẩn mực xã hội: Một cách tiếp cận từ bản thể luận, triết gia Charlotte Witt không chỉ đặt ra những câu hỏi căn bản về bản chất và nguồn gốc của các chuẩn mực xã hội, mà còn đưa ra một lời giải đầy sáng tạo: mô hình nghệ nhân. Theo bà, các vai trò xã hội – như làm mẹ, làm giáo viên, hay thậm chí là làm phụ nữ – không chỉ đơn thuần là những nhãn dán xã hội, mà là những kỹ thuật sống, những cách hiện hữu trong thế giới có thể học hỏi, truyền đạt, đánh giá và cả phê phán – tương tự như một người thợ học nghề từ một bậc thầy.
Witt phân tích sâu sắc sự khác biệt giữa hai cách nhìn nhận về chuẩn mực vai trò xã hội: chủ nghĩa nội tại (gắn chuẩn mực với sở thích và sự đồng thuận cá nhân) và chủ nghĩa ngoại tại (xem chuẩn mực nảy sinh từ chính cấu trúc xã hội và chức năng của vai trò). Bà đưa ra lập luận mạnh mẽ ủng hộ quan điểm ngoại tại, từ đó phát triển mô hình nghệ nhân như một công cụ lý thuyết mới giúp lý giải cả tính chuẩn mực, sự áp bức, khả năng phê phán và năng lực sáng tạo trong các vai trò xã hội.
Không chỉ là một công trình triết học sâu sắc, cuốn sách này còn là một lời mời gọi suy ngẫm về chính cách ta đang sống, đang hành xử và đang góp phần duy trì – hoặc thay đổi – những cấu trúc xã hội xung quanh m
***
CHUẨN MỰC XÃ HỘI
Tác giả: Charlotte Witt
Dịch giả: Lam Hoàng
—
Nhà phát hành: Lyceum
Nhà xuất bản: NXB Phụ Nữ Việt Nam
***
Thông tin sách:
Kích thước: 12×20,5cm
Số trang: 234 trang
Năm phát hành: 2025
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.