CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI MỸ DƯỚI THỜI CHÍNH QUYỀN JOE BIDEN VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG TỚI QUAN HỆ QUỐC TẾ – Lê Công Tiến, Trần Huyền Trang – Nhà xuất bản Chính Trị Quốc Gia Sự Thật.

Khuyến mãi & Ưu đãi tại BINHBOOK:

  1. HƠN 1000 TỰA SÁCH HAYXem ngay
  2.  THÀNH PHỐ HÀ NỘI Từ 1000.000đ MIỄN PHÍ GIAO HÀNG (chỉ áp dụng gửi qua hệ thống Viettelpost) HOẶC Quà tặng postcard/ bookmark/ cuốn sách nhỏ
  3.  CÁC TỈNH THÀNH KHÁC Từ 500.000đ tặng postcard, bookmark;

226.000 

 
GỌI ĐẶT MUA: 0972.605.129
(Thứ 2 đến Chủ Nhật | 8:00 - 18:00)
Danh mục:

Ngay sau khi trở thành tổng thống Mỹ thứ 46, ngày 04/02/2021, Tổng thống Joe Biden đã có bài phát biểu chính thức đầu tiên về chính sách đối ngoại của Mỹ, trong đó khẳng định: “Nước Mỹ đã trở lại và ngành ngoại giao đã trở lại vị trí trung tâm trong chính sách đối ngoại… Chúng ta sẽ xây dựng lại các liên minh của mình, can dự với thế giới một lần nữa, không phải để giải quyết những thách thức của ngày hôm qua, mà là của ngày hôm nay và ngày mai”. Hơn 2 năm đầu nhiệm kỳ, chính quyền Joe Biden đã từng bước hoàn thiện đường lối đối ngoại mới đối với các quốc gia, khu vực, đặc biệt là những nơi đóng vai trò then chốt trong chiến lược toàn cầu của Mỹ.

Chính sách đối ngoại của chính quyền Joe Biden đã cho thấy sự tương đối đồng bộ, toàn diện khi vừa có sự kế thừa chính sách của những người tiền nhiệm, vừa có sự thay đổi linh hoạt nhằm phù hợp với vai trò và sức mạnh hiện tại của Mỹ, song chính sách này cũng được dự báo sẽ tiếp tục đem lại cho nước Mỹ nhiều cơ hội và thách thức đan xen.

Cụ thể, với sự chuyển hướng trong nhiệm kỳ của mình nhằm từng bước hiện thực hóa mục tiêu đối ngoại cốt lõi và xuyên suốt là xác lập lại vị thế lãnh đạo toàn cầu của Mỹ, chính quyền Joe Biden đã gửi đi thông điệp mạnh mẽ về việc nước Mỹ tham gia trở lại các cam kết quốc tế lớn và các định chế quan trọng; thắt chặt quan hệ với các đồng minh châu Âu trong EU, NATO và các đồng minh châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Ôxtrâylia; xem Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương là ưu tiên quan trọng trong chính sách an ninh – đối ngoại của mình; tiếp tục nhấn mạnh đến yếu tố cạnh tranh chiến lược trong quan hệ với các nước lớn như Trung Quốc và Nga, song nhấn mạnh đến mặt hợp tác và sự can dự ở cấp cao nhằm mục đích không để sự cạnh tranh hoặc hiểu lầm chiến lược dẫn đến xung đột hoặc chiến tranh giữa Mỹ với hai cường quốc này. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, chính sách đối ngoại của chính quyền Joe Biden cũng bộc lộ những gam màu tối như: cuộc rút quân vội vã, thiếu tổ chức của Mỹ khỏi Ápganixtan và việc lên nắm quyền ngay sau đó của Taliban đã làm cho không chỉ dân chúng Mỹ mất lòng tin, mà các đồng minh của Mỹ trong NATO cũng cảm thấy bất ngờ về việc không được chia sẻ đầy đủ thông tin; quan hệ của Mỹ với Nga vẫn tiếp tục căng thẳng và thiếu lòng tin nghiêm trọng, thể hiện trong việc xử lý vấn đề Ucraina thời gian qua… Do vậy, mặc dù đưa ra cam kết lấy “hòa giải” thay cho “đối đầu”, lấy “hợp tác” thay cho “đổi kháng” và “xung đột”, nhưng việc Mỹ có thực hiện được chính sách đối ngoại đó trong thời gian tới hay không vẫn là một lời bỏ ngỏ đối với các nước.

 

***
CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI MỸ DƯỚI THỜI CHÍNH QUYỀN JOE BIDEN VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG TỚI QUAN HỆ QUỐC TẾ
Tác giả: ThS. Lê Công Tiến và TS. Trần Huyền Trang (đồng chủ biên)
Nhà phát hành: NXB CTQGST
Nhà xuất bản Chính Trị Quốc Gia Sự Thật
Năm phát hành: 2024
***
Thông tin sách:
Hình thức: Bìa mềm
Kích thước: 16 x 24 cm
Số trang: 438 trang
Mã ISBN: 978-604-57-9102-8
Cân nặng: 1000 grams
***
#Chinh_sach_doi_ngoai_My_duoi_thoi_chinh_quyen_Joe Biden_va_nhung_tac_dong_toi_quan_he_quoc_te
#Lê_Công_Tiến
#NXB_chinh_tri_quoc_gia_su_that

 

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Chỉ những khách hàng đã đăng nhập và mua sản phẩm này mới có thể đưa ra đánh giá.

Gợi Ý Cho Bạn