Bộ sách tôi lúc nào cũng muốn giới thiệu đến bạn. Dù gì thì gì trong nhà đều nên có. Đó là bộ sách LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI của ông bà Will và Ariel Durant. Cái kho tri thức tưởng như vô tận của nhân loại – bằng cách nào đó (không, đúng hơn là dành cả đời, vì tầm 3-4 năm mới hoàn thành được một tập, mà ông bà hoàn thành xong 11 tập, đành ngừng lại vì tuổi cao sức yếu) – bằng giọng kể hóm hỉnh, uyên bác, tài thuật truyện kỳ đặc đã gom cả lại cho ta. Để ta khóc đấy, cười đấy và sung sướng vì mở mang tri thức của ta về chính mình – về nhân loại nói chung. Đọc xong từng phần, từng phía cạnh bạn sẽ nhận ra mọi sự trên thế gian đều có quy luật: trỗi dậy và suy tàn, chỉ có giá trị nhân bản, nghệ thuật, tư tưởng và trí sáng tạo của con người là còn mãi.
***
Bộ sách quá đồ sộ: bao gồm 11 phần (đánh theo số thứ tự La Mã từ I, II…tới X, XI). Mỗi phần lại gồm số tập không theo quy luật (từ 3,4,5 tập) đi suốt dọc chiều dài nhân loại. Từ khởi nguồn văn minh (nó đến từ phương Đông!) qua Hy Lạp, sang La Mã, đến Trung Cổ, qua khúc quanh co của thời Voltaire, Cách Mạng Pháp và di sản nó để lại: thời đại Napoleon. Phần XII – thời chúng ta – thời Einstein không bao giờ được hoàn thành vì các cụ đã nằm xuống.
Hiện tại Viện IRED đã tiến hành dịch thuật xong toàn bộ, giờ chỉ là in ấn. Từ 2020 phát hành tới này, mỗi năm ra đời tầm 1,2 phần. Ta cùng họ đi hết chặng đường có lẽ tới tầm 2026 là xong. Và để lại cho gia đình kho tri thức nhân loại.
***
[BỘ LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI] – ĐỜI SỐNG HY LẠP – phần II – gồm 3 tập – WILL DURANT – BÌNH BOOKPhần II của Bộ sách: “Đời Sống Hy Lạp” được chia thành ba Tập sách:
- Đời sống Hy Lạp cổ đại
- Thời hoàng kim
- Sự suy tàn và sụp đổ của nền tự do Hy Lạp
Phần 2 Đời sống Hy Lạp – nằm trong chuỗi 11 phần của bộ sách đồ sộ Lịch sử văn minh thế giới sẽ cho ta thấy nguồn gốc, sự phát triển, trưởng thành và suy tàn của nền văn minh Hy Lạp từ tàn tích cổ nhất của đảo Crete và thành Troy cho đến cuộc chinh phục Hy Lạp của La Mã.
Will Durant không chỉ cho ta cái nhìn và cảm nhận nền văn hóa phức tạp, sự thăng trầm của nó theo chiều dọc lịch sử, mà khéo léo mở rộng theo chiều ngang, cho chúng ta góc nhìn về nhiều lĩnh vực: nông nghiệp, thương mại, kiến trúc, nghệ thuật, khoa học, niềm tin tôn giáo và những thử nghiệm về thể chế. Chúng ta sẽ nhận thấy, ngoại trừ trong lĩnh vực cơ khí, hầu như chẳng có gì nằm trong văn hóa chúng ta mà không đến từ Hy Lạp: trường học, môn học, học thuyết, trường phái… Chúng ta cũng sẽ biết được những vấn đề mà Hy Lạp phải trải qua cũng là những vấn đề đang làm chúng ta bận tâm ngày hôm nay: hủy hoại môi trường, bất bình đẳng giới, mất cân bằng dân số, nạn tham nhũng trong chính trị và sự tha hóa trong lối sống; sự tranh chấp giữa tôn giáo và khoa học; chiến tranh giữa các giai cấp, giữa các quốc gia và châu lục; sự đấu tranh giữa dân chủ và độc tài, giữa chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa cộng sản, giữa Đông và Tây… Và, chúng ta cũng sẽ cảm nhận được tinh thần của người Hy Lạp qua chiến thắng Marathon không chỉ ở niềm vui chiến thắng nơi chiến trận, mà đã tạo nên sức mạnh, sự đồng lòng cho Hy Lạp dưới quyền của Pericles đã nở hoa thành nền văn hóa phong phú nhất trong lịch sử.
Văn minh Hy Lạp suy tàn, nhưng những kiến thức, bài học lịch sử để lại sẽ mãi là nguồn tri thức vô giá; những cái tên như Plato và Aristotle, Apelles và Praxiteles, Philip và Demosthenes, Diogenes và Alexander sẽ mãi tồn tại. Văn minh không chết, nó chỉ di tản, nó thay chỗ ở và trang phục, nhưng nó vẫn sống. Sự suy tàn của một nền văn minh, như của một cá nhân, sửa soạn chỗ cho một văn minh khác lớn lên; sự sống rũ bỏ bộ da cũ, và làm ngạc nhiên sự chết với một sự trẻ trung mới. Văn minh Hy Lạp vẫn cử động trong mỗi hơi thở tinh thần mà chúng ta đang hít thở; nhiều thứ trong văn minh đó còn lưu lại đến nỗi không ai trong chúng ta trong một đời người có thể hấp thu hết được.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.