“Tục-ca-lệ” (Turcaret) là một vở kịch được viết bởi Alain-René Lesage. Lấy bối cảnh nước Pháp thế kỷ 18, vở kịch xoay quanh nhân vật Turcaret, một nhà tài phiệt giàu có nhưng vô lương tâm. Vở kịch vạch trần thói đạo đức giả và tham nhũng phổ biến trong xã hội thời bấy giờ, tiết lộ những hậu quả hủy diệt của lòng tham không được kiểm soát và đóng vai trò như một câu chuyện cảnh báo về ảnh hưởng suy đồi của sự giàu có và quyền lực.
Cuốn sách này bản Việt hóa tác phẩm “Turcaret” của nhà tân học Nguyễn Văn Vĩnh. Bằng những bản diễn-quốc-âm kịch Pháp này, ông Nguyễn Văn Vĩnh đã góp phần phổ biến chữ quốc ngữ và văn minh của những cái mới cho xã hội Việt Nam lúc bấy giờ.
—
TRUYỆN GIL-BLAS (trọn bộ 2 tập)
Lời Gil-Blas nói với người đọc truyện:
Hỡi người coi sách, trước khi tôi nói cho anh nghe các nông-nỗi lạ-lùng của tôi, thì tôi hãy xin kể cho anh một truyện cổ-tích này.
Ngày xưa có hai người học-trò cùng đi đường với nhau, từ Bi-na-phiên sang Xa-la-măng (1). Đương đi nghe trong mình thấy nhọc và khát nước, lại gặp một suối nước trong ở dọc đường, thì đứng lại nghỉ chân. Uống nước xong, ngồi nghỉ, tình-cờ nom thấy ở bên mình có tảng đá sờ-sờ mặt đất. Trên tảng đá có khắc mấy chữ đã nhòa, phần thì tại ngày qua tháng lại đã lâu, phần thì tại trâu bò trẻ dắt đến uống nước nó giẫm đi giẫm lại mãi, cho nên khó đọc. Hai anh em bèn lấy nước mà dội lên để rửa viên đá đi thì đọc được mấy chữ này:
“Có vong-hồn cử-nhân Bi-è Gác-sát đựng ở trong mộ này”.
Người học-trò trẻ tuổi nhứt, tính vừa nóng, nết lại vừa dại, đọc xong mấy chữ ấy thì cười ồ lên mà nói rằng: Đứa nào đề mới láo sao! Vong-hồn lại có vong-hồn đựng được. – Không biết cái thằng nào kỳ-khôi mà lại để mấy chữ dốt nên cười này. Nói đoạn vùng đứng dậy đi.
Người học-trò kia thì tính trầm-tĩnh, mới nghĩ trong bụng rằng:
– Chắc hẳn có nghĩa bí-hiểm chỉ đây, ta nên ở lại mà cứu cho tường ra việc này.
Bèn để cho bạn đi trước, rồi lập tức lấy dao đào đất xung quanh tảng đá. Đào mãi sau nhấc được tảng đá lên, thì thấy ở dưới có một cái túi bằng da, vội-vàng mở ra xem, trong túi có một
trăm đồng tiền vàng với một cái thiếp, có câu sau này viết bằng chữ La-tinh:
“Anh là người có trí, đã hiểu được nghĩa mấy chữ ta đề, vậy ta để của này cho anh, anh cố dùng tiền của ta một cách khéo hơn ta”.
Người học-trò mầng lắm, lại để lại tảng đá nguyên như trước, rồi đi sang Xa-la-măng, trong mình thêm được cái vong-hồn ông cử-nhân.
Vậy thì bác xem sách ơi, dầu bác là ai mặc lòng, bác xem truyện tôi, thì một là bác như người học-trò trẻ dại vội-vàng, hai là bác như
người học-trò khôn-ngoan trầm-tĩnh. Nếu bác nghe truyện tôi mà chẳng có ý nghĩ đến nghĩa-lý sâu-xa, thì truyện tôi không có ích gì cho bác. Bằng bác xem có ý-tứ, thì chắc sẽ được vừa vui lại vừa ích-lợi.
***
TỤC-CA-LỆ
TRUYỆN GIL-BLAS (trọn bộ 2 tập)
Tác giả: Alain-René Lesage
Người dịch: Nguyễn Văn Vĩnh
Nhà phát hành: Xuất bản Khác
Nhà xuất bản: NXB Hội Nhà Văn
***
Thông tin sách:
Hình thức: bìa mềm
Khổ sách: Tục-ca-lệ (11,5 x 18 cm), Gil-Blas (13,5 x 20 cm)
Số trang: Tục-ca-lệ (146 trang), Gil-Blas (400 trang/tập)
Cân nặng: 300gr
Năm phát hành: 2024
Mã ISBN: 9786049679377
***
#Lesage
#Nguyễn Văn Vĩnh
#Xuất bản Khác
Đánh giá khách hàng
There are no Đánh giá khách hàng yet.