(Bìa mềm in màu toàn bộ) ĐỒ MÃ VIỆT NAM – Nguyễn Thị Thu Hòa – Bảo tàng Gốm Sứ Hà Nội – NXB Thế Giới

Khuyến mãi & Ưu đãi tại BINHBOOK:

  1. HƠN 1000 TỰA SÁCH HAYXem ngay
  2.  THÀNH PHỐ HÀ NỘI Từ 1000.000đ MIỄN PHÍ GIAO HÀNG (chỉ áp dụng gửi qua hệ thống Viettelpost) HOẶC Quà tặng postcard/ bookmark/ cuốn sách nhỏ
  3.  CÁC TỈNH THÀNH KHÁC Từ 500.000đ tặng postcard, bookmark;

480.000 

còn 12 hàng

 
GỌI ĐẶT MUA: 0972.605.129
(Thứ 2 đến Chủ Nhật | 8:00 - 18:00)

Tín ngưỡng, tôn giáo trở thành một trong những nhu cầu cơ bản của con người, nhu cầu này chính là một phần trong quá trình tiến hóa và đóng vai trò quan trọng trong sự sinh tồn của loài người. Nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo đứng ngay sau các nhu cầu về “thể lý” cơm ăn, áo mặc và tình dục. Niềm tin thiêng liêng (tâm linh) là nền tảng của tín ngưỡng, tôn giáo từ thời tiền sử cho đến ngày nay.
Vật phẩm hiến tế là những lễ vật được dâng cúng lên thần linh trong một nghi lễ tín ngưỡng, tôn giáo của cá nhân/cộng đồng. Khi không đủ điều kiện kinh tế thì người ta có thể thay thế Động vật, Thực vật, Đồ vật thật bằng các hình thức đồ thế (Các vật phẩm mô phỏng đồ thật, có giá trị không bằng đồ thật). Trong một nghi lễ khi trong quy cách đòi hỏi phải cúng một loài gia súc nào đó, thì thay vì cúng đầy đủ cả con thì người ta lại cúng đầu và đuôi, cùng một số bộ phận khác tượng trưng cho một gia súc đầy đủ, hoặc người ta có thể dùng đồ mã hoặc tranh đồ thế vẽ hình gia súc đó. Tất cả đồ mô phỏng có giá trị thấp hơn đồ thật người ta gọi chung là đồ thế. Đồ mã Việt Nam đã xuất hiện từ thời Lý dựa trên bằng chứng về khảo cổ học.

Thường Được Mua Cùng

Tín ngưỡng, tôn giáo trở thành một trong những nhu cầu cơ bản của con người, nhu cầu này chính là một phần trong quá trình tiến hóa và đóng vai trò quan trọng trong sự sinh tồn của loài người. Nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo đứng ngay sau các nhu cầu về “thể lý” cơm ăn, áo mặc và tình dục. Niềm tin thiêng liêng (tâm linh) là nền tảng của tín ngưỡng, tôn giáo từ thời tiền sử cho đến ngày nay.
Vật phẩm hiến tế là những lễ vật được dâng cúng lên thần linh trong một nghi lễ tín ngưỡng, tôn giáo của cá nhân/cộng đồng. Khi không đủ điều kiện kinh tế thì người ta có thể thay thế Động vật, Thực vật, Đồ vật thật bằng các hình thức đồ thế (Các vật phẩm mô phỏng đồ thật, có giá trị không bằng đồ thật). Trong một nghi lễ khi trong quy cách đòi hỏi phải cúng một loài gia súc nào đó, thì thay vì cúng đầy đủ cả con thì người ta lại cúng đầu và đuôi, cùng một số bộ phận khác tượng trưng cho một gia súc đầy đủ, hoặc người ta có thể dùng đồ mã hoặc tranh đồ thế vẽ hình gia súc đó. Tất cả đồ mô phỏng có giá trị thấp hơn đồ thật người ta gọi chung là đồ thế. Đồ mã Việt Nam đã xuất hiện từ thời Lý dựa trên bằng chứng về khảo cổ học.
Trên thực tế, có lẽ sẽ khó có thể cấm được việc đốt đồ mã/vàng mã một cách triệt để vì những lý do như đã phân tích. Vì vậy, thay vì cấm nên chăng cần tuyên truyền, vận động để có thể hạn chế số lượng, thay vì sử dụng đồ mã có thể dùng tranh đồ thế, vẫn có cùng một công năng trong thờ cúng nhưng vẫn thể hiện lòng thành với thần linh, âm hồn. Việc sử dụng tranh đồ thế thay thế cho đồ mã ngoài tác dụng giảm thiểu tác hại tới môi trường lại tiết kiệm tiền bạc. Nếu như một vấn hầu theo tín ngưỡng thờ mẫu cần tối thiểu khoảng 5.000.000 VNĐ thì dùng tranh đồ thế chỉ hết khoảng 500.000 VNĐ. Một lựa chọn khác cho các gia đình đó là sử dụng bộ đồ mã mini với chiều cao khoảng 30 cm, chiều rộng khoảng 20cm do họa sĩ Yến Năng sáng tạo mẫu, xuất hiện trên thị trường khoảng vài năm trở lại đây. Bộ đồ mã mi ni này có thể sử dụng trên các nhà chung cư có hệ thống báo cháy tự động, có thể đốt trong một chiếc đĩa đường kính khoảng 35cm, ngoài ban công, phù hợp cho các gia đình trẻ, hiện đại. Ưu điểm của bộ đồ mã mi ni đó là màu sắc trang nhã, tạo hình tốt và quan trọng nhất là kích thước nhỏ, tiện dụng. Tuy nhiên, có những bộ đồ mã mi ni giá thành còn cao, có thể đắt hơn các bộ đồ mã bình dân hiện tại.
Xuất phát từ vai trò của đồ mã trong cuộc sống người Việt Nam và vấn đề xã hội ngày nay, một số người vẫn chưa có cái nhìn thiện cảm và đa diện với đồ mã, Nguyễn Thị Thu Hoà đã quyết tâm viết sách “Đồ mã Việt Nam” cũng như tổ chức triển lãm “Nghệ thuật đồ thế” để mang đến cho công chúng tham quan những cảm nhận về nét đẹp của nghề làm đồ thế nói chung, đồ mã nói riêng. Đồng thời, thông qua triển lãm tôi cũng mong muốn, mỗi chúng ta hãy có nhận thức đúng đắn hơn về việc sử dụng đồ mã, có ý thức tiết kiệm tài chính cũng như không đốt đồ mã quá nhiều sẽ gây ảnh hưởng tới môi trường.
***
ĐỒ MÃ VIỆT NAM
Nguyễn Thị Thu Hòa (chủ biên)
Bảo tàng Gốm Sứ Hà Nội – NXB Thế Giới
In màu – Gần 300 bức tranh Đông Hồ
***
Thông số cơ bản:
Kích thước: 21 x 19 cm
Số trang: 224
Khối lượng: 1000gr
***
#ĐỒ_MÃ_VIỆT_NAM
#Nguyễn_Thị_Thu_Hòa
#Bảo_tàng_Gốm_Sứ
#NXB_Thế_Giới

Trọng lượng1 kg
Kích thước21 × 19 × 4 cm

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Chỉ những khách hàng đã đăng nhập và mua sản phẩm này mới có thể đưa ra đánh giá.

Gợi Ý Cho Bạn