Đề tài tranh dân gian Đông Hồ có quá nhiều nghiên cứu của các tác giả. Do đó, đề tài này vừa khó lại vừa dễ và đây cũng là thách thức với tác giả. Hi vọng rằng, với cách nghiên cứu mới, dựa trên các chia sẻ của nghệ nhân tranh dân gian Đông Hồ sẽ cung cấp một góc nhìn khác hơn so với các quyền sách đã xuất bản có chung đề tài. Tranh dân gian Đông Hồ được phân loại theo cách tạo tác gồm: Tranh dân gian Đông Hồ in từ mộc bản; Tranh dân gian Đông Hồ điêu khắc gỗ; Tranh dân gian Đông Hồ đột trổ giấy. Tranh dân gian Đông Hồ đột trổ giấy gắn với tên tuổi nghệ nhân Nguyễn Đăng Khiêm ra đời khoảng giữa thế kỉ 20, khác biệt với tranh cắt giấy của Trung Quốc.
Trong quyển sách này có khoảng hơn 50 bức tranh đột trổ giấy. Thời điểm ra đời của tranh dân gian Đông Hồ in từ mộc bản với nhiều bản in màu là vào thế kỉ 18. Tranh in từ mộc bản nhiều màu của Trung Quốc ra đời cuối thế kỉ 17, ra đời tại Nhật Bản vào giữa thế kỉ 18. Tuy nhiên, trước khi tranh in từ mộc bản đa sắc ra đời thì tranh dân gian Đông Hồ đã có một lịch sử lâu đời hơn rất nhiều, khoảng thế kỉ 14. Tranh thời kì này là tranh đồ thế với chi một mộc bản in nét, tô tay hoặc không tô. Như vậy, Đông Hồ với vị trí của mình đã là một trung tâm sản xuất đồ thế, đồ mã lớn nhất Bắc Bộ hàng trăm năm qua và cho đến tận ngày nay. Tranh dân gian Đông Hồ, Hàng Trống hay Kim Hoàng đều được treo theo bộ hay gặp nhất là bộ hai tranh và bộ bốn tranh, cũng mong sau quyển sách này. nếu có mua tranh dân gian về treo hoặc sưu tập thì khách hàng cố gắng mua theo bộ. để tranh đủ ý và giữ gìn được mẫu tranh, gìn giữ được văn hóa, nét đẹp trong tranh dân gian.
Tác giả Nguyễn Thị Thu Hòa
***
(Bản mới 2025)
TRANH DÂN GIAN ĐÔNG HỒ
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hoà
Nhà phát hành: Bảo tàng gốm sứ Hà Nội
Nhà xuất bản: Nxb Thế Giới
Năm phát hành: 2025
***
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.