Tư tưởng trị quốc của nhân loại cổ điển đã sản sinh ra nhiều mô hình lý tưởng hóa quyền lực: Quản Trọng định chế đạo trị trong Quản Tử, Lã Bất Vi kiến tạo “vương đạo” trong Lã thị Xuân Thu; Machiavelli mô tả chiến thuật duy trì quyền lực trong Il Principe, còn Hobbes đặt nền móng cho thể chế Leviathan bằng luận chứng về bản năng sinh tồn trong trạng thái tự nhiên. Song hành với các trục tư tưởng Đông – Tây ấy là một nhánh lớn nhưng thường bị quên lãng: tư tưởng chính trị Islam.
Siasset Namèh (Siyasatnameh) – một văn bản trị quốc được viết vào thế kỷ 11 bởi Nizām al-Mulk, vị tể tướng được xem là hiện thân của quyền lực hành chính mẫu mực trong thế giới Islam – là một trong những bản khai triển hoàn chỉnh nhất về mô hình trị quốc vừa dựa trên nền tảng tôn giáo, vừa mang tinh thần hành chính hiện đại. Trong suốt 900 năm, tác phẩm này đã đóng vai trò như “hiến pháp không chính thức” của đế chế Seljuk và ảnh hưởng sâu sắc đến các triều đại Islam kế tiếp, từ Ottoman đến Mughal.
***
(Bìa cứng) SIASSET NAMÈH – THUẬT TRỊ QUỐC CỦA NGƯỜI ISLAM
Tác giả: Nizām al-Mulk
Người dịch: Phương Ngô
Nhà phát hành: Lyceum
Nhà xuất bản: NXB Đà Nẵng
***
Thông tin sách:
Hình thức: bìa cứng
Khổ sách: 16 x 24 cm
Số trang: 320 trang
Cân nặng: 600gr
Năm phát hành: 2025
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.