“Nhờ có văn chương, chúng ta có khả năng đặt chân đến những nơi chốn mình chưa từng được tới. Chúng ta thấy mình ngồi trên tảng đá rêu, dưới bóng râm Côn Sơn khi ngâm ngợi vần thơ Nguyễn Trãi, chúng ta trầm trồ trước vẻ đẹp của miền đất Tây Tiến nhờ những câu thơ của Quang Dũng, chúng ta ghi nhớ dáng hình của sông Đà qua ngòi bút Nguyễn Tuân, dẫu cho chưa một lần đặt chân tới những miền đất ấy. Hình hài, mùi vị và câu chuyện về những vùng đất trên khắp Việt Nam dù gần gụi hay xa xôi, đã thuộc lòng hay chưa rõ, đều trở nên gắn bó, quen thân bởi những câu thơ, áng văn như thế.
Cái đẹp của văn chương là sự khắc họa những vùng đất không chỉ qua một bức ảnh chụp hay một thước phim mà còn mang cách nhìn, tình cảm, sự tưởng tượng và sáng tạo trong việc ngắm nhìn và ghi lại cảnh đẹp. Vì thế, các tác phẩm văn học nói riêng và nghệ thuật nói chung luôn đưa chúng ta đi xa hơn những gì mình thấy hằng ngày. Hội họa cũng có thể nối gót những áng văn để tiếp tục hành trình đó, cho người đọc cách nhìn và cảm nhận khác hơn, giàu có hơn về những miền đất trên quê hương mình.
Cuốn sách này được nhóm biên soạn thực hiện với niềm mong tái hiện hành trình dài rộng ấy. Đó là hành trình mà cảnh sắc Việt đã bước vào văn chương để rồi tiếp tục trở lại trước mắt ta với những bức tranh. Trong hành trình lưu giữ và ghi lại ấy là sự tiếp nối của quan sát, hình dung, của tài năng sáng tạo và lòng yêu mến. Cuốn sách này nói với người đọc, người xem rằng mỗi địa danh luôn có nhiều hơn một đời sống cho chúng ta ngắm nhìn, khám phá và cũng có thật nhiều cách để những miền đất ta yêu mến được lưu giữ và nhớ về.
Bắt đầu từ những đoạn trích trong sách giáo khoa phổ thông đã trở nên quen thuộc với nhiều thế hệ, nhóm biên soạn cũng đưa vào những vần thơ, áng văn viết về các nơi chốn khác. Một phần, chúng tôi mong muốn tấm bản đồ cảnh sắc quê hương từ ngôn từ và tranh trong cuốn sách này thêm phong phú và rực rỡ, đồng thời, cuốn sách này cũng có thể được sử dụng như tư liệu dạy và học – một gợi ý giúp các giáo viên và học sinh tiếp cận tác phẩm văn học trong chương trình phổ thông trong sự giao thoa với các hình thức nghệ thuật khác.
***
NHỮNG MIỀN LƯU DẤU – Cảnh Việt trong văn chương
Biên soạn: Thanh Nguyệt và Quỳnh Liên
NXB Kim Đồng
Hình thức: Bìa cứng
***
Thông số cơ bản:
Kích thước: 30×24 cm
Số trang: 84
Khối lượng: 700gr
Năm phát hành: 2023
(bìa cứng) NHỮNG MIỀN LƯU DẤU – Cảnh Việt trong văn chương – Thanh Nguyệt và Quỳnh Liên biên soạn – NXB Kim Đồng
Khuyến mãi & Ưu đãi tại BINHBOOK:
- HƠN 1000 TỰA SÁCH HAYXem ngay
- THÀNH PHỐ HÀ NỘI Từ 1000.000đ MIỄN PHÍ GIAO HÀNG (chỉ áp dụng gửi qua hệ thống Viettelpost) HOẶC Quà tặng postcard/ bookmark/ cuốn sách nhỏ
- CÁC TỈNH THÀNH KHÁC Từ 500.000đ tặng postcard, bookmark;
225.000 ₫
30 in stock
“Nhờ có văn chương, chúng ta có khả năng đặt chân đến những nơi chốn mình chưa từng được tới. Chúng ta thấy mình ngồi trên tảng đá rêu, dưới bóng râm Côn Sơn khi ngâm ngợi vần thơ Nguyễn Trãi, chúng ta trầm trồ trước vẻ đẹp của miền đất Tây Tiến nhờ những câu thơ của Quang Dũng, chúng ta ghi nhớ dáng hình của sông Đà qua ngòi bút Nguyễn Tuân, dẫu cho chưa một lần đặt chân tới những miền đất ấy. Hình hài, mùi vị và câu chuyện về những vùng đất trên khắp Việt Nam dù gần gụi hay xa xôi, đã thuộc lòng hay chưa rõ, đều trở nên gắn bó, quen thân bởi những câu thơ, áng văn như thế.
Thường Được Mua Cùng
Weight | 1 kg |
---|
Only logged in Khách hàng who have purchased this product may leave a review.
Đánh giá khách hàng
There are no Đánh giá khách hàng yet.