THÔNG BÁO MỞ BÁN ẤN BẢN BÌA CỨNG “BƯỚM TRẮNG”, “CHIẾC LƯ ĐỒNG MẮT CUA”, “VIỆC LÀNG” VÀ “NHỮNG NGÀY THƠ ẤU”
Khai xuân năm mới, Nhã Nam xin giới thiệu 4 tác phẩm được các bạn rất mong chờ trong mảng văn xuôi “Việt Nam danh tác”: “Bướm trắng” của Nhất Linh, “Chiếc lư đồng mắt cua” của Nguyễn Tuân, “Việc làng” của Ngô Tất Tố, và “Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng
“BƯỚM TRẮNG” CỦA NHẤT LINH (tiểu thuyết)
BƯỚM TRẮNG được xem là cuốn tiểu thuyết quan trọng nhất trong số các sáng tác trước năm 1945 của Nhất Linh. Đây cũng là tác phẩm cuối cùng đánh dấu thời kỳ Nhất Linh cùng với Tự Lực văn đoàn chủ trương canh cải xã hội bằng văn chương (rộng hơn là các hoạt động sáng tác, làm báo nói chung) để chuyển sang các hoạt động chính trị công khai. Chính ở thời điểm chuyển tiếp từ Nhất Linh-nhà văn sang Nhất Linh-nhà chính trị này, BƯỚM TRẮNG thay vì phải truyền tải các luận đề đôi khi không tránh khỏi gượng ép, nó có cơ hội để được đào sâu ở những cạnh khía của một cuốn tiểu thuyết đích thực.
“CHIẾC LƯ ĐỒNG MẮT CUA” CỦA NGUYỄN TUÂN (tùy bút)
Có thể nói, nếu như “Vang bóng một thời” là tác phẩm làm nên vị trí của Nguyễn Tuân trong thể loại truyện ngắn thì CHIẾC LƯ ĐỒNG MẮT CUA đóng góp một vai trò quan trọng giúp nhà văn khẳng định tên tuổi của mình ở thể loại tùy bút.
“Chiếc lư đồng mắt cua”, như chính Nguyễn Tuân bộc bạch “không phải là một tập phóng sự về nhà hát và cũng không phải là một thiên nhật ký ghi lại đủ một thời kỳ khủng hoảng tâm thần” mà “có lẽ cũng lại chỉ là những trang tùy bút chép lại một ít tâm trạng tôi trong những ngày phóng túng hình hài”.
“VIỆC LÀNG” CỦA NGÔ TẤT TỐ (phóng sự)
Nhà văn Ngô Tất Tố nổi danh với các sáng tác viết về làng quê Việt Nam thế kỷ 20, từ Tắt đèn, Lều chõng và đặc biệt là VIỆC LÀNG. Tập phóng sự của Ngô Tất Tố được đăng nhiều kỳ trên trên tuần san Hà Nội Tân văn. Mười sáu đoạn trong VIỆC LÀNG là mười sáu sự việc với những góc nhìn khác nhau, tập trung soi rọi xã hội làng quê Bắc Kỳ đẳng cấp và đầy rẫy tập tục.
“NHỮNG NGÀY THƠ ẤU” CỦA NGUYÊN HỒNG (tự truyện)
Hồi ký “NHỮNG NGÀY THƠ ẤU” là một trong những tác phẩm đặc sắc nhất của Nguyên Hồng, bao gồm thiên hồi ký cùng tên và bốn truyện ngắn khác, được NXB Đời Nay in lần đầu năm 1940. Với lối viết chân thực giản dị mà thắm đượm trữ tình, tác phẩm đã tái hiện những kỷ niệm sâu sắc về thời thơ ấu nhiều cay đắng của tác giả trong một gia đình không hạnh phúc.
SỐ LƯỢNG PHÁT HÀNH
Mỗi tựa sách trên sẽ có 555 bản bìa cứng, được đánh số từ 1-555 và được đóng triện Nhã Nam Thư Xã, thiết kế riêng cho bộ sách Việt Nam danh tác.
QUY CÁCH CHUNG
Cả 4 cuốn đều theo những quy cách chung như sau.
– Sách bìa cứng, có bìa áo (jacket). Bìa áo in giấy couché matt cán mờ định lượng 150gsm, tên sách, tên tác giả và bộ Việt Nam danh tác được phủ bóng.
– Sách khổ 14,5×20,5 cm, in trên giấy tốt định lượng 100 gsm.
***
#Viet_Nam_danh_tac
#Nhã_Nam
Đánh giá khách hàng
There are no Đánh giá khách hàng yet.