Thượng kinh ký sự ( Ký sự lên kinh đô) là tập ký sự bằng chữ Hán của nhà y học và nhà văn Lê Hữu Trác (biệt hiệu: Hải Thượng Lãn Ông, có nghĩa: Ông già lười miền Hải Thượng). Đây là một thiên phóng sự duy nhất của văn học Việt xưa viết về người thật, việc thật với cách hành văn giản dị, tinh tế và sinh động.
Tập ký sự này mở đầu lúc Lê Hữu Trác đang sống ở quê mẹ là Hương Sơn, thì bỗng có chỉ triệu ra kinh chữa bệnh cho chúa Trịnh Sâm và thế tử Trịnh Cán. Khi ấy, ông đã 62 tuổi. Trên từng chặng đường đi lên kinh, tác giả vừa mô tả phong cảnh vừa bộc lộ tâm trạng của mình. Khi đến kinh đô, tác giả tiếp tục mô tả quang cảnh ở đó, nhất là trong phủ chúa Trịnh, nơi lắm xa hoa và quyền uy. Ngoài ra, ông còn kể việc tiếp xúc của mình với các Nho sĩ, quan lại và những người thân quen xưa. Tác phẩm kết thúc với việc ông về lại quê nhà trong tâm trạng mừng vui.
Thượng kinh ký sự là một áng văn cổ thời kỳ văn học trung đại của nước ta.
Thượng kinh ký sự được tác giả viết theo thể nhật ký, không chia chương mục với 10 tiểu mục như sau:
Giã nhà lên kinh
Vào Trịnh phủ
Nhớ quê nhà
Làm thuốc và làm thơ
Đi lại với các công khanh
Tình cờ gặp người cũ
Ngâm thơ, thưởng nguyệt
Về thăm cố hương
Vào phủ chúa chữa bệnh
Trở về quê cũ
***
(Bản đặc biệt – Bìa cứng, phụ lục Hán Văn) THƯỢNG KINH KÝ SỰ
Tác giả: Lê Hữu Trác
Nhà xuất bản: NXB Trẻ
***
Thông tin sách:
Hình thức: bìa cứng
Khổ sách: 14 x 20 cm
Số trang: 524 trang
Cân nặng: 700gr
Năm phát hành: 2024
Mã ISBN: 978-604-1-26367-3
***
#THƯỢNG_KINH_KÝ_SỰ
#Lê_Hữu_Trác
#NXB_Trẻ
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.