BA TRUYỆN ĐỜI – Gertrude Stein – Hoàng Trang dịch – Xuất bản Khác

Khuyến mãi & Ưu đãi tại BINHBOOK:

  1. HƠN 1000 TỰA SÁCH HAYXem ngay
  2.  THÀNH PHỐ HÀ NỘI Từ 1000.000đ MIỄN PHÍ GIAO HÀNG (chỉ áp dụng gửi qua hệ thống Viettelpost) HOẶC Quà tặng postcard/ bookmark/ cuốn sách nhỏ
  3.  CÁC TỈNH THÀNH KHÁC Từ 500.000đ tặng postcard, bookmark;

117.000 

còn 50 hàng

 
GỌI ĐẶT MUA: 0972.605.129
(Thứ 2 đến Chủ Nhật | 8:00 - 18:00)
Danh mục:

Vào mùa xuân năm 1906, sau nhiều buổi ngồi mẫu cho Picasso vẽ chân dung, Gertrude Stein nung nấu ý định về một dự án của riêng mình.

Ngồi trong căn hộ chứa đầy những tác phẩm nghệ thuật ở tả ngạn sông Seine (“bảo tàng nghệ thuật hiện đại đầu tiên”, như tờ New York Times mô tả), ngay dưới bức vẽ “Bà Cezanne”, Stein bắt đầu viết Ba truyện đời (Three Lives).

Lấy cảm hứng từ thử nghiệm hội hoạ của những họa sĩ theo trường phái lập thể thời kỳ đầu như Picasso hay các bức tranh của Henri Matisse, tham vọng của Stein là tạo ra một tác phẩm thay đổi quan niệm về chủ nghĩa hiện thực trong văn học thời bấy giờ. Ở nhiều khía cạnh, Stein muốn rời xa phong cách thế kỷ 19, loại bỏ các quy ước về cốt truyện và ngữ pháp, để thử nghiệm cách viết với các “khối mô tả tăng dần” và “sự lặp lại trong mô tả và đối thoại” (trích lời dẫn của Ann Charters trong bản in năm 1909, nhà xuất bản Penguin Books).

Ba truyện đời (Three Lives, 1909) là cuốn sách đầu tay, được Gertrude Stein viết không lâu sau khi từ bỏ trường y Hopkins và tìm đến Paris, được cho là tiên phong của trường phái Lập thể (Cubism) trong văn chương. Theo nhiều cách, mối quan tâm của Stein đối với trường phái Lập thể (Cubism) phát triển từ sự đánh giá cao của bà với tác phẩm của Cezanne, như Stein trả lời Robert Haas trong “A Transatlantic Interview, 1946”:

“Cezanne hình thành ý tưởng rằng trong sáng tác, một thứ cũng quan trọng như một thứ khác. Mỗi phần đều quan trọng như tổng thể, và điều đó gây ấn tượng mạnh mẽ với tôi, và nó gây ấn tượng mạnh với tôi đến mức tôi bắt đầu viết Ba truyện đời dưới ảnh hưởng và ý tưởng sáng tác này… Tôi bị ám ảnh bởi ý tưởng sáng tác này, và câu chuyện người da đen (“Melanctha” trong Ba truyện đời) là kết tinh của ý tưởng đó.”

Một nhân vật khác mà Gertrude Stein chịu ảnh hưởng là William James – nhà tư tưởng “cha đẻ của tâm lý học Mỹ” và là anh trai của tiểu thuyết gia Henry James. Ông đã có thời gian giảng dạy cho Stein tại Đại học Radcliffe, ngành Tâm lý học. Trong thời gian này, Stein được ông thầy dẫn dắt trong những khảo sát hiện tượng của dòng ý thức và được làm quen với quan niệm của William James rằng: ý thức được trải nghiệm theo các giai đoạn lặp đi lặp lại, ngắn, tăng dần chứ không theo trình tự logic. Những trải nghiệm này trở thành nguồn cảm hứng cho sự nghiệp văn chương của Gertrude Stein sau khi bà rời giảng đường, với Ba truyện đời là phát pháo mở đầu.

Ba truyện đời lấy bối cảnh một thị trấn hư cấu tên Bridgepoint ở nước Mỹ, kể về ba người phụ nữ: Anna đôn hậu, Melanctha và Lena nhu mì. Ba mảnh ghép, tưởng chừng biệt lập, nhưng đứng chung với nhau, chúng phác nên bức tranh đầy sức mạnh về sự tồn tại ảm đạm của phụ nữ nhập cư và thiểu số ở nước Mỹ đầu thế kỷ 20, đặt ra những chất vấn về căn tính, giai cấp và kỳ vọng xã hội trong giai đoạn lịch sử này.

(Demedi)

***
BA TRUYỆN ĐỜI

Tác giả: Gertrude Stein

Người dịch: Hoàng Trang

Nhà phát hành: Xuất bản Khác

Nhà xuất bản: NXB Hội Nhà Văn

***

Thông tin sách:

Hình thức: bìa mềm

Khổ sách: 13.5*20 cm

Số trang: 192 trang

Cân nặng: 300gr

Năm phát hành: 2024

Mã ISBN: 9786044731735

Trọng lượng1 kg

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Chỉ những khách hàng đã đăng nhập và mua sản phẩm này mới có thể đưa ra đánh giá.

Gợi Ý Cho Bạn