Có 2 phiên bản boxset
Bìa mềm
Bìa cứng giới hạn 100 hộp
Khuyến mãi & Ưu đãi tại BINHBOOK:
350.000 ₫
48 in stock
Nếu có dịp nào đó cầm trên tay những con tem, tấm bưu thiếp, hay các bức tranh, chúng ta đôi lúc bắt gặp hình ảnh những cây cầu nổi tiếng. Chúng theo đường bưu chính đi khắp nơi trên thế giới hay trưng bày trong viện bảo tàng, thể hiện niềm tự hào của mỗi quốc gia, mỗi vùng đất xây dựng nên chúng. Thời nào cũng vậy, nhân loại luôn khát khao chinh phục thiên nhiên, sự trường tồn của những cây cầu là lời khẳng định kiêu hãnh cho tài năng và sức sáng tạo con người.
Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh vừa cho ra mắt bộ sách “Lịch sử và Nghệ thuật của những cây cầu” của tác giả Henry Grattan Tyrrell qua bản dịch của kỹ sư giảng viên chuyên ngành cầu Nguyễn Tuấn Bình gồm 2 tập mô tả quá trình hình thành và phát triển của những cây cầu trên hai phương diện lịch sử và nghệ thuật. Bộ sách 848 trang bao gồm 1299 hình ảnh minh họa tiến trình phát triển của ngành cầu. Cuốn sách được các chuyên gia Hội đồng nghiệm thu nhà nước trong lĩnh vực xây dựng công trình: Nguyễn Văn Nhậm, Vũ Văn Trí và Trần Đức Nhiệm đọc thẩm định, hiệu đính và viết lời dẫn; hiệu trường trường Đại học Giao thông vận tải Nguyễn Ngọc Long viết lời giới thiệu.
Tác giả Henry Grattan Tyrrell (1867 – 1948) sinh tại Weston, Ontario, Canada trong gia đình có truyền thống làm cầu. Bố ông, Willam Tyrrell, từng thiết kế chiếc cầu gỗ vượt sông Don. Ông tốt nghiệp kỹ sư chuyên ngành thiết kế kiến trúc công trình cầu thuộc Đại học Khoa học ứng dụng Toronto. Không khó để thấy được tác giả H.G.Tyrrell đã phải dày công như thế nào mới có thể thu thập được khối dữ liệu to lớn về các cây cầu đã xuất hiện cho đến lúc đó (những năm đầu thế kỷ XX), trên khắp thế giới, vào cái thời chưa có máy tính và việc kiếm tìm tư liệu chỉ có thể tiến hành trong các thư viện truyền thống. H.G.Tyrrell, bắt đầu cũng bằng sự ham mê tìm tòi khám phá, khi ở độ chín của sự trưởng thành nghề nghiệp đã hướng sự quan tâm của mình về mảng đề tài kỹ thuật công trình cầu một cách nghiêm túc và hệ thống. Đúng là ông đã viết về những cây cầu (có tới ngót 500 cây cầu khắp thế giới đã được kể tới trong quyển sách này) mà ông đã tìm hiểu và ghi chép. Nhưng không chỉ thế, ông đã dụng công đặt những thông tin chọn lọc về chúng, theo cách nào đó của riêng mình, với sự trình bày hấp dẫn và theo một trật tự của tiến trình thời gian – lịch sử, để tự chúng – những thông tin, dữ liệu đấy – nói lên được các đặc trưng của sự tiến hóa: tính kế thừa, sự chọn lọc và cập nhật, ứng dụng kịp thời các thành tựu về vật liệu và kỹ thuật, công nghệ để phát triển lên tầng nấc mới của sự tiến bộ trong lịch sử kỹ thuật cầu.
Bộ sách “Lịch sử và Nghệ thuật của những cây cầu” là bản dịch tiếng Việt của Nguyễn Tuấn Bình từ quyển sách đã được in ra cách đây hơn một trăm năm từ nguyên tác tiếng Anh của H.G.Tyrrell – “History of Bridge Engieering”. Người dịch là kỹ sư – giảng viên chuyên ngành cầu Nguyễn Tuấn Bình, ngoài việc say sưa gắn bó với ngành cầu như những người khác trong bộ môn Cầu Hầm, thật lạ là Tuấn Bình còn có thú đam mê sách mà nhất là sách cổ, sách cũ. Đọc những tác gia kiểu như Nguyễn Hiến Lê, Vương Hồng Sển, rồi Dale Carnegie…hay các loại sách khảo biên, tạp lục, dư địa chí, các tác giả và tác phẩm ở nửa đầu thế kỷ trước…đã trở thành gu (gout) của anh bạn trẻ này. Hẳn thế, nên một cách tự nhiên, vốn tiếng Anh, sự say sưa với nghề, thú đam mê sách cổ đã dẫn dắt chàng giảng viên trẻ này đến quyển sách của H.G.Tyrrell. Nhưng điều đáng nói, những điều thú vị, hấp dẫn và bổ ích có được từ quyển sách này đối với anh bạn trẻ lại thở thành sự thôi thúc, khát khao được chia sẻ nó với mọi người. Và thế, rốt cuộc là đã có bản dịch cuốn sách này cũng như những cố gắng để lo và hoàn tất các thủ tục xuất bản.
Nếu có thể gọi một cách chính xác hơn thì có thể coi đây là phiên bản in tiếng Việt của quyển sách này. Bởi lẽ, ngoài việc dịch khá trung thành với nguyên tác từ định dạng, cấu trúc, người dịch còn cất công sưu tầm, cập nhật và bổ sung các thông tin đầy đủ thêm về các cây cầu đã được kể đến trong nguyên tác. Tất cả các hình ảnh có chỉ số phụ, kèm thêm các phụ chú, đều là những tư liệu được bổ sung.
Một cảm xúc thật kỳ lạ ấy khi đọc tới những dòng viết về cầu Long Biên (Le Pont Doumer) hay cầu Hàm Rồng (Pont sur le Song – Ma), hai cây cầu được góp tên trong quyển sách của H.G.Tyrrell, nhất là khi đọc thêm các Phụ trang kèm theo cuốn sách đưa lại tư liệu báo xưa để biết thêm nhiều thông tin đáng kinh ngạc về hai cây cầu lịch sử này của Việt Nam.
Hy vọng rằng bạn đọc, những ai đã từng và vẫn đang gắn cuộc đời mình với những cây cầu, với nghề xây dựng cầu đường, sẽ thấy đây là một đóng góp có ý nghĩa, cũng như cảm được tấm lòng và kỳ vọng của người đã bỏ công để cho ra đời phiên bản tiếng Việt của quyển sách này.
Có 2 phiên bản boxset
Bìa mềm
Bìa cứng giới hạn 100 hộp
Weight | 1 kg |
---|
Only logged in Khách hàng who have purchased this product may leave a review.
Đánh giá khách hàng
There are no Đánh giá khách hàng yet.