“Triết gia vĩ đại William James từng nói chỉ một nền khoa học gắn liền với đời sống mới thực sự là một nền khoa học. Cũng có thể nói rằng trong một nền khoa học gắn liền với đời sống, lý thuyết và thực hành là hai yếu tố không thể tách rời. Khoa học về cuộc sống, chính vì được xây dựng trực tiếp dựa trên nhịp chuyển động của đời sống, nên tự nó trở thành một khoa học về nhân sinh. Điều này lại càng đúng với Tâm lý học Cá nhân. Tâm lý học Cá nhân muốn nghiên cứu đời sống con người như một toàn thể, coi từng phản ứng, từng động thái và thôi thúc như một khía cạnh biểu đạt thái độ của cá nhân đối với cuộc sống. Một nền khoa học như thế nhất thiết phải mang định hướng thực tiễn, vì nhờ tri thức, ta có thể điều chỉnh và thay đổi thái độ của chính mình. Chính vì vậy mà Tâm lý học Cá nhân mang tính tiên tri (prophetic) theo hai nghĩa: không chỉ tiên đoán điều sẽ xảy đến, mà giống như nhà tiên tri Jonah, nó còn tiên đoán điều gì phải xảy ra để điều ấy không xảy ra.
Tâm lý học Cá nhân ra đời từ nỗ lực nhằm lý giải động lực sáng tạo bí ẩn của đời sống, một sức mạnh tự biểu đạt qua khát vọng phát triển, vươn lên, chinh phục, và thậm chí bù đắp cho thất bại bằng cách tìm kiếm thành công trên một phương diện khác. Đó là một sức mạnh hướng đến một mục đích, nó tự biểu đạt mình qua nỗ lực nhằm đạt đến một mục tiêu, và trong quá trình ấy, mọi động thái của cơ thể lẫn tinh thần đều điều hợp với nhau. Vậy nên, thật vô lý khi nghiên cứu những vận động của cơ thể hay trạng thái của tinh thần trong sự trừu tượng hóa, tách rời khỏi chỉnh thể cá nhân. Chẳng hạn, trong tâm lý học tội phạm, mấu chốt là thủ phạm, không phải là tội ác. Nếu không nhìn nhận tội ác như một sự kiện trong tiến trình đời sống của một cá nhân cụ thể, thì dù có nghiên cứu nó bao nhiêu, ta cũng sẽ chẳng bao giờ thấu hiểu được bản chất thực sự của hành vi phạm pháp. Cùng một hành vi có thể bị xem là tội ác trong một trường hợp, nhưng lại không hẳn là tội ác trong một trường hợp khác. Cần phải hiểu được bối cảnh của cá nhân ấy, cái đích mà đời sống hắn ta hướng đến, vì nó chính là yếu tố quyết định phương hướng chung của mọi hành động. Khi đã nắm được mục đích này, ta sẽ nhận ra ý nghĩa ẩn sau từng hành động rời rạc, sẽ thấy chúng như những bộ phận cấu thành một tổng thể. Ngược lại, khi nghiên cứu từng bộ phận trong mối liên hệ với tổng thể, ta cũng sẽ càng hiểu thấu bức tranh toàn cảnh.”
MỤC LỤC
GIỚI THIỆU VỀ ADLER
Chương 1. Khoa học về cuộc sống
Chương 2. Phức cảm tự ti
Chương 3. Phức cảm tự tôn
Chương 4. Phong cách sống
Chương 5. Ký ức tuổi thơ
Chương 6. Thái độ và cử chỉ
Chương 7. Giải mộng
Chương 8. Trẻ em có vấn đề tâm lý và việc giáo dục chúng
Chương 9. Vấn đề xã hội và sự thích ứng xã hội
Chương 10. Cảm thức xã hội, lương năng thông thường và phức cảm tự ti
Chương. Tình yêu và hôn nhân
Chương 12. Tính dục và những vấn đề liên quan
KẾT LUẬN
***
(Bìa Cứng) KHOA HỌC VỀ CUỘC SỐNG
Tác giả: Alfred Adler
Dịch giả: Thế Anh
Nhà phát hành: Khai Minh
Nhà xuất bản: NXB Lao Động
***
Thông tin sách:
Hình thức: Bìa cứng
Khổ sách: 14 x 22 cm
Số trang: 204 trang
Cân nặng: 500gr
Năm phát hành: 2025
***
#khoa_học_về_cuộc_sống
#khaiminh
#binhbanbook
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.