(Bìa cứng) TỪ ĐIỂN TRIẾT HỌC TÔN GIÁO ẤN ĐỘ – PGS.TS. Doãn Chính – Khai Minh – NXB Khoa học xã hội

Khuyến mãi & Ưu đãi tại BINHBOOK:

  1. HƠN 1000 TỰA SÁCH HAYXem ngay
  2.  THÀNH PHỐ HÀ NỘI Từ 1000.000đ MIỄN PHÍ GIAO HÀNG (chỉ áp dụng gửi qua hệ thống Viettelpost) HOẶC Quà tặng postcard/ bookmark/ cuốn sách nhỏ
  3.  CÁC TỈNH THÀNH KHÁC Từ 500.000đ tặng postcard, bookmark;

558.000 

20 in stock

 
GỌI ĐẶT MUA: 0972.605.129
(Thứ 2 đến Chủ Nhật | 8:00 - 18:00)

Thường Được Mua Cùng

Tiếp theo các công trình nghiên cứu về triết học và tôn giáo Ấn Độ như Lịch sử triết học Ấn Độ cổ đại, Nxb. Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội, 1991; Tư tưởng giải thoát trong triết học Ấn Độ, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, xuất bản năm 1997, 2008; Lịch sử triết học Ấn Độ cổ đại, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998, 2004, 2010; Kinh văn của các trường phái triết học Ấn Độ, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, xuất bản năm 2005; Veda-Upanishad – những bộ kinh triết lý tôn giáo cổ Ấn Độ, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, xuất bản năm 2006, 2011, 2016, 2017, Từ điển triết học Ấn Độ giản yếu, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, xuất bản năm 2019; để góp phần giúp cho bạn đọc có thêm tài liệu tìm hiểu về truyền thống văn hóa Ấn Độ nói chung, triết học tôn giáo Ấn Độ nói riêng, qua các thuật ngữ chuyên môn cơ bản và chuyên sâu hơn, chúng tôi tiếp tục biên soạn cuốn Từ điển triết học tôn giáo Ấn Độ, là sự tiếp tục phát triển của cuốn Từ điển triết học Ấn Độ giản yếu đã được Nhà xuất bản Khoa học xã hội, xuất bản năm 2019.

Trong cuốn Từ điển triết học tôn giáo Ấn Độ, xuất bản lần này chúng tôi cố gắng trình bày, giải thích các khái niệm, phạm trù, nguyên lý, các kinh sách, các nhà triết học và các trường phái triết học tôn giáo Ấn Độ trên các mặt triết học, tôn giáo, đạo đức, luân lý, thẩm mỹ và cả các vấn đề về xã hội, từ các nguồn tài liệu gốc tiếng Việt, tiếng Sanskrit, tiếng Anh và tiếng Hán một cách chi tiết, đầy đủ, hệ thống và sâu rộng nhất có thể, cả về cấu tạo ngữ nghĩa đến nội hàm các khái niệm, kết hợp tính lịch sử với tính logic của chúng, để đảm bảo tốt nhất tính chính xác và độ tin cậy giúp người đọc tra cứu, tham khảo thuận tiện và tốt hơn.

Để biên soạn cuốn sách này, chúng tôi đã tham khảo, kế thừa nhiều công trình trong và ngoài nước viết về triết học tôn giáo Ấn Độ. Các tài liệu trong nước gồm có: Nhập môn triết học Ấn Độ của Lê Xuân Khoa, Trung tâm học liệu, Bộ Giáo dục quốc gia, Sài Gòn, xuất bản năm 1972; Lịch sử triết học Ấn Độ của Thích Mãn Giác, Ban tu thư Đại học Vạn Hạnh, Sài Gòn, xuất bản năm 1967; Từ điển triết học giản yếu, Nxb. Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội, xuất bản năm 1987; Từ điển bách khoa Việt Nam, Nxb. Từ điển Bách khoa, Hà Nội, xuất bản năm 2005, Từ điển Phật học của Chân Nguyên, Nguyễn Tường Bách, Thích Nhuận Châu, Nxb. Thời đại, Hà Nội, xuất bản năm 2010; bộ Đại tạng kinh Việt Nam (do Hòa thượng Thích Minh Châu dịch), Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam xuất bản từ năm 1992 đến 1997; Đại tạng kinh Việt Nam – Nam truyền (bộ mới, do Hòa thượng Thích Minh Châu dịch), 13 tập, của Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội, xuất bản năm 2016.

Weight1,5 kg
Dimensions27 × 19 × 5 cm

Đánh giá khách hàng

There are no Đánh giá khách hàng yet.

Only logged in Khách hàng who have purchased this product may leave a review.

Gợi Ý Cho Bạn