Mục đích của hôn nhân trong cuộc sống đời thường là thiêng liêng để mưu cầu hạnh phúc của hai người nam và nữ không đơn giản chỉ là nối dõi tông đường. Nhưng dưới góc độ tín ngưỡng, tôn giáo, hôn nhân thiêng liêng thường là hôn nhân giữa một vị thần với vị thần khác hoặc với một thường dân. Hôn nhân thiêng liêng lúc này dành cho một cộng động người nhằm mục đích cầu cho con người, động vật, mùa màng sinh sôi phát triển. Trong hôn nhân thiêng liêng có giao phối thiêng liêng hoặc mô phỏng giao phối thiêng liêng. Người ta hi vọng rằng, thông qua việc giao phối này sẽ làm cho mọi thứ xung quanh cảm ứng để cùng vận động, hòa hợp với nhau, do đó con người mới có thể tồn tại. Tín ngưỡng thờ thần sinh sản/phồn thực đặc trưng bởi nghi lễ thực hiện giao phối thiêng liêng. Các vị thần được phụng thờ trong nghi lễ này người ta gọi là thần sinh sản/phồn thực.
Tín ngưỡng thờ thần sinh sản/phồn thực xuất hiện từ thời đại đồ đá và hiện diện ở khắp nơi trên thế giới, từ văn minh Lưỡng Hà, Ai Cập tới nền văn minh Ấn Độ… Thật là may mắn, tôi đều đã được đặt chân đến những nền văn minh này để có thể cảm nhận được rõ ràng hơn những suy lý triết học trong tín ngưỡng phồn thực. Việt Nam chỉ là một nhánh nhỏ trong dòng chảy văn hóa phồn thực từ các nền văn minh đó mà thôi. Nhưng do nhiều điều kiện về lịch sử, văn hóa hay là tôn giáo ở các quốc gia mà giờ đây tín ngưỡng phồn thực gần như chỉ còn hiện hữu ở trên các hiện vật khảo cổ. Một điều khá may mắn và tự hào khi Việt Nam chúng ta là nơi còn thực hành nghi lễ phồn thực ở những lễ hội cầu mùa đầu năm. Theo tôi có thể nói đó là những “hóa thạch văn hóa” đáng trân trọng. Khi nói tới một tín ngưỡng thờ cúng các vị thần sinh sản/phồn thực thì cần phải làm rõ hai nội dung: các vị thần sinh sản/phồn thực và các nghi lễ thờ cúng sinh sản/phồn thực tương ứng. Mong rằng quyển sách này sẽ giúp làm rõ các nội dung đó. Hy vọng rằng trong tương lai các lễ hội phồn thực tại Việt Nam đều sẽ được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia như lễ hội “Linh tinh tình phộc”, sẽ có nhiều địa phương khôi phục lại các lễ hội phồn thực đã có trong quá khứ tại địa phương thành công như tiến sĩ Bàn Tuấn Năng với việc khôi phục lễ hội Ná Nhèm tại Lạng Sơn.
Tác giả
Nguyễn Thị Thu Hòa
Sách in màu toàn bộ
—
TÍN NGƯỠNG THỜ CÁC VỊ THẦN PHỒN THỰC VIỆT NAM
Chương I: Lịch Sử Tín Ngưỡng, Tôn Giáo Trên Thế Giới
Chương II: Các Vị Thần Phồn Thực Việt Nam
Chương III: Nghi Lễ Phồn Thực Ở Việt Nam
Nhà xuất bản: NXB Thế Giới
Năm phát hành: 2024
***
Thông tin sách:
Hình thức: Bìa cứng
Kích thước: 21×29 cm
Số trang: 183 trang
Cân nặng: 500 grams
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.