Bộ sách về lý thuyết chính trị được đánh giá cao của nhà kinh tế chính trị người Mỹ Francis Fukuyama gồm có 2 tập:
Tập 1 – Nguồn gốc trật tự chính trị: Từ thời tiền sử đến cách mạng Pháp
Tập 2 – Trật tự chính trị và suy tàn chính trị: Từ cách mạng công nghiệp tới toàn cầu hóa
Bộ sách này ra đời nhằm xem xét nguồn gốc lịch sử của các thể chế chính trị cũng như quá trình suy thoái chính trị. Tập 1 bàn về quá khứ bắt đầu với các nền chính trị của những bậc tổ tiên từ thời Tiền sử, câu chuyện trải dài từ các xã hội bộ lạc đến nhà nước hiện đại đầu tiên ở Trung Hoa, từ sự khởi đầu của pháp quyền ở Ấn Độ và Trung Đông đến quá trình phát triển của trách nhiệm giải trình chính trị tại châu Âu, và kết thúc ở mốc Cách mạng Pháp nổ ra. Tập 2 sẽ đưa câu chuyện đến thời hiện đại, đặc biệt chú ý đến tác động của các thể chế phương Tây đối với các thể chế ở các xã hội ngoài phương Tây khi các xã hội này tìm cách hiện đại hóa. Và sau đó là mô tả cách phát triển chính trị xảy ra trong thế giới đương đại.
Về tập 1
Nguồn gốc trật tự chính trị: từ thời Tiền sử đến Cách mạng Pháp ra đời năm 2011 dưới ngòi bút của nhà kinh tế–chính trị Francis Fukuyama, nói về tính ổn định của nhà nước. Tác giả vận dụng lịch sử chính trị so sánh để triển khai một lý thuyết về tính ổn định của một hệ thống chính trị. Theo Fukuyama, một nhà nước ổn định cần mang tính hiện đại và mạnh mẽ, cần tuân thủ pháp luật áp dụng hiện hành và có trách nhiệm giải trình.
Cuốn sách còn nhằm mục đích lý giải tại sao việc xây dựng nhà nước hiện đại và xây dựng các thiết chế ở những quốc gia như Afghanistan, Iraq, Somalia, Haiti, Timor-Leste, Sierra Leone và Liberia lại không được như kỳ vọng. Từ hệ quả của cuộc tấn công vào Iraq năm 2003 của Mỹ, chính quyền nước này dường như thật sự bất ngờ trước sự sụp đổ của nhà nước Iraq sau những cuộc cướp bóc và xung đột dân sự.
Một nội dung lớn trong cuốn sách chính là “trở thành Đan Mạch”, nghĩa là, tạo ra những xã hội ổn định, hòa bình, thịnh vượng, đầy đủ và trung thực. Fukuyama chỉ ra rằng tại thời điểm ông đặt bút viết tác phẩm này, 90 xã hội “nguyên thủy” đương thời/đang tồn tại đã và đang dính líu vào chiến tranh, hàm ý trật tự chính trị phải được ưu tiên hơn so với các cấu trúc xã hội nguyên thủy nếu muốn đạt được sự ổn định. Việc định hình các quốc gia (nằm ngoài thế giới phương Tây) theo hình mẫu dân chủ kiểu phương Tây đã thất bại – lý do là gì?
Về tập 2
Tập hai này đặt ra câu hỏi cốt yếu về việc làm thế nào để các xã hội phát triển các thể chế chính trị mạnh mẽ, công tâm và có trách nhiệm giải trình, Fukuyama kể lại câu chuyện từ Cách mạng Pháp đến cái gọi là Mùa xuân Arab và những rối loạn sâu sắc của nền chính trị Mỹ đương đại.
Ông xem xét tác động của tham nhũng đối với quản trị và tại sao một số xã hội lại có thể thành công trong việc loại bỏ nó. Ông khám phá những di sản khác nhau của chủ nghĩa thực dân ở châu Mỹ Latin, châu Phi và châu Á, đồng thời đưa ra một giải thích rõ ràng về lý do tại sao một số khu vực lại phát triển và phát triển nhanh hơn những khu vực khác. Và ông mạnh dạn tính đến tương lai của nền dân chủ khi đối mặt với tầng lớp trung lưu toàn cầu đang gia tăng và sự tê liệt về chính trị ở phương Tây.
Một bản tường thuật sâu sắc và tuyệt vời về cuộc đấu tranh để tạo ra một nhà nước hiện đại đang hoạt động tốt, Trật tự chính trị và Suy tàn chính trị xứng đáng là một tác phẩm kinh điển.
***
[Combo 2 cuốn bìa mềm] NGUỒN GỐC TRẬT TỰ CHÍNH TRỊ – TRẬT TỰ & SUY TÀN CHÍNH TRỊ – Francis Fukuyama – Nguyễn Khắc Giang, Nguyễn Quang Thái dịch – NXB Tri Thức.
Tác giả: Francis Fukuyama
Dịch giả: Nguyễn Khắc Giang, Nguyễn Quang Thái
Nhà xuất bản: NXB Tri Thức
Năm phát hành: 2023
***
Thông tin sách:
Hình thức: Bìa mềm
Kích thước: 16 x 24 cm
Tổng số trang: 1.347 trang
Mã ISBN: 978-604-340-913-0
Cân nặng: 2000 grams
***
#nguon_goc_trat_tu_chinh_tri_trat_tu_va_suy_tan_chinh_tri
#Francis_Fukuyama
#Omegaplus
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.