TỪ ĐIỂN THẦN THOẠI HY LẠP – LA MÃ – Nguyễn Văn Dân –Tri Thức Trẻ –NXB Hội Nhà Văn

Khuyến mãi & Ưu đãi tại BINHBOOK:

  1. HƠN 1000 TỰA SÁCH HAYXem ngay
  2.  THÀNH PHỐ HÀ NỘI Từ 1000.000đ MIỄN PHÍ GIAO HÀNG (chỉ áp dụng gửi qua hệ thống Viettelpost) HOẶC Quà tặng postcard/ bookmark/ cuốn sách nhỏ
  3.  CÁC TỈNH THÀNH KHÁC Từ 500.000đ tặng postcard, bookmark;

175.000 

50 in stock (can be backordered)

 
GỌI ĐẶT MUA: 0972.605.129
(Thứ 2 đến Chủ Nhật | 8:00 - 18:00)

Ảnh hưởng của thần thoại Hy Lạp – La Mã đến các tác phẩm văn học, nghệ thuật phương Tây cũng giống như các điển tích điển cố ảnh hưởng đến các tác phẩm văn học phương Đông. Những ảnh hưởng này đòi hỏi người đọc phải có những tri thức, dù rất cơ bản, nhưng cần thiết, để hiểu được tác phẩm một cách trọn vẹn. Bởi sẽ thật khó mà cảm được vẻ đẹp của bức tượng “Apollo and Daphne” của Bernini nếu không hiểu được câu chuyện bi kịch và đẹp đẽ phía sau. Cũng như khó có thể hiểu trọn Trường ca Iliada (Iliad) nếu không biết được những câu chuyện xảy ra trước và sau nó.
Tuy nhiên, do sự phát triển đồng thời và ảnh hưởng lẫn nhau trong quá trình lịch sử của Hy Lạp và La Mã, nhiều tích truyện và nhân vật của hai hệ thần thoại này thường có nét tương đồng, và do đó, dễ bị lẫn lộn với nhau. Hơn nữa, các tác phẩm phái sinh sau này như Hercules (của hãng Disney) còn khiến cho sự lẫn lộn này càng thêm sâu sắc.
Trong Hercules (Disney), câu chuyện diễn ra trong bối cảnh Hy Lạp, nhân vật chính lại sở hữu cái tên phiên bản La Mã (Hercules thay vì Heracles); còn các nhân vật khác thì lại dùng tên Hy Lạp (Hera thay vì Iuno, Zeus thay vì Iupiter…). Hades trở thành nhân vật phản diện của câu chuyện vì là thần của cõi âm, dù cho trong thần thoại Hades có vẻ là vị thần “hiền lành” nhất (xét trong sự tương quan với các vị thần Hy Lạp khác). Các vị thần khác đều có đặc điểm đặc trưng, nhưng cũng không được xây dựng rõ ràng… Có nhiều nguyên nhân cho những sự phóng tác này, như để thân thiện hơn với đối tượng người xem là thiếu nhi, hoặc để không bị giới hạn độ tuổi tiếp nhận, hay vì lý do tính sáng tạo cá nhân của tác giả… Dù không thể phủ nhận rằng các tác phẩm như Hercules thường là cánh cửa đầu tiên mở vào thế giới thần thoại muôn màu muôn sắc và dễ choáng ngợp, góp phần giúp nhiều người có hứng thú tìm hiểu thần thoại, nhưng lại càng không thể phủ nhận được rằng chúng là một phần nguồn cơn cho những hiểu lầm, những lẫn lộn.
Điều này làm phát sinh nhu cầu tra cứu các thông tin, các tích truyện gốc về thần thoại Hy Lạp và La Mã để làm rõ những nhầm lẫn như thế. Từ điển thần thoại Hy Lạp – La Mã của Nguyễn Văn Dân ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu đó.
Tên gọi Từ điển thần thoại Hy Lạp – La Mã không có nghĩa là “từ điển dịch tên gọi từ Hy Lạp sang La Mã”, mà chỉ cho thấy tính chất chung của hai hệ thần thoại cổ đại phát triển gần như đồng thời với nhau, cho thấy tính gắn bó chặt chẽ giữa chúng. Vì thế, cuốn từ điển này sẽ bao gồm cả các mục từ Hy Lạp lẫn các mục từ La Mã. Nó sẽ bao quát hầu hết các nhân vật, địa danh có liên quan đến hai hệ thần thoại này, mỗi nhân vật đều có một lai lịch tóm tắt, nhưng đầy đủ các chi tiết quy chiếu tối cần thiết. Cũng với tinh thần mở rộng như vậy, cuốn từ điển này sẽ bao gồm không chỉ thuần túy những chi tiết thuộc thần thoại Hy Lạp – La Mã, mà còn có cả những chi tiết thuộc các dị bản thần thoại của các dân tộc khác trong khu vực, nhưng chúng có sự giống nhau hoặc liên quan với thần thoại Hy Lạp – La Mã cũng như nằm trong vòng ảnh hưởng của nền thần thoại này.
***
TỪ ĐIỂN THẦN THOẠI HY LẠP – LA MÃ
Tác giả: Nguyễn Văn Dân
Nhà phát hành: Tri Thức Trẻ
Nhà xuất bản: NXB Hội Nhà Văn
***
Thông tin sách:
Hình thức: Bìa mềm
Kích thước: 16x24cm
Số trang: 360 trang
Cân nặng: 500gr
Số ISBN: 978-604-397-891-9
Năm phát hành: 2023
***
#Thần_Thoại_Hy_Lạp
#Tri_Thức_Trẻ

Weight1 kg

Đánh giá khách hàng

There are no Đánh giá khách hàng yet.

Only logged in Khách hàng who have purchased this product may leave a review.

Gợi Ý Cho Bạn