“Một năm qua tôi dành nhiều thời gian đi vào miền Nam, gặp những người chú, người bác từng là người lính. Tôi ghi chép những gì được nghe kể lại, những gì tôi đã thấy.
Câu chuyện ở đây là thật. Tên thật, địa chỉ thật.
Tôi là con gái của cha tôi. Con gái một người từng là người lính. Con gái của cha đã đi gặp các chú các bác, con thấy được hình bóng cha, con như đang trò chuyện với linh hồn cha.
Tôi viết cho các con tôi, tới một độ tuổi nào đó, con có nhu cầu được biết thêm. Con hãy đọc. Bởi người viết là mẹ.
Những câu chuyện có thể bạn biết cả rồi, bạn đã chứng kiến, bạn đã sống với nó, nhưng với tôi, tôi mới được biết. Xin tha thứ cho tôi vì sự muộn màng”
(Tôi là con gái của cha tôi – Phan Thuý Hà)
—
Ngô Thị Kim Cúc
(Đọc hai tập sách Đừng kể tên tôi và Tôi là con gái của cha tôi của Phan Thúy Hà)
Đó là bản “Tổng kết C.hi.ế.n Tr.a.n.h Việt Nam ”, viết bởi một nhà văn sinh năm 1979, bốn năm sau khi tiếng s.ú.n.g đã chấm dứt.
Cho tới nay, không ai biết đích xác con số tử sĩ của hai miền, và cả con số thường dân bị “ lạc đ.ạ.n. ” / bị g.i.ế..t cố ý. Phan Thúy Hà không thể gặp những người đã t..ử t.r.ậ.n, cũng không có cơ hội gặp những sĩ quan cấp cao, cô chỉ có thể giáp mặt những người lính bình thường, để nghe họ kể về tuổi trẻ mình trong ch.iế.n. tr.a.n.h, và ghi lại…
Những mảnh ghép nhỏ bé, rời rạc, run rẩy và ngập ngụa nước mắt ấy, khi nối kết lại qua cả không gian lẫn thời gian, vượt qua ranh giới địch-ta suốt hơn hai mươi năm, bỗng hiển hiện chân dung c.u.ộ.c ch.i.ến đã làm tốn hao bao giấy mực của nhân loại, gây ra bao tranh cãi, phân ly, và cho tới giờ – bốn mươi bốn năm sau khi đã kết thúc – vẫn còn bao câu hỏi chưa có lời đáp.
Có thể Phan Thúy Hà không hiểu hết vì sao cô tự nhiệm công việc này, nhưng rốt cuộc cô đã làm được điều mà chính cô không hề kỳ vọng: viết lời truy điệu cho những chinh phu/ hiếu t..ử đã một đi không trở về, hoặc về với một phần x.ư.ơ.ng t.h.ịt / tuổi trẻ quý giá đã bỏ lại chiến trường. Đó là trải nghiệm, mất mát lớn mà những người lính chẳng thể quên, chẳng thể nào nguôi nghĩ tới, trong phần đời còn lại của mình.
***
TÔI LÀ CON GÁI CỦA CHA TÔI
Tác giả: Phan Thuý Hà
Nhà xuất bản: NXB Phụ Nữ
***
Thông số cơ bản:
Hình thức: Bìa mềm
Số trang: 356 trang
Kích thước: 13.5×20.5 cm
Khối lượng: 400 gr
Phát hành: 2020
Đánh giá khách hàng
There are no Đánh giá khách hàng yet.