Văn bia là những trang sử đá. Tạo lập văn bia nhằm “gìn giữ
cho muôn đời sau” là một điểm chung của rất nhiều nền văn hóa và văn minh cổ trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. Là cửa ngõ giao lưu trong lịch sử giữa nhiều khu vực văn hóa châu Á, Việt Nam với lãnh thổ hiện nay có một truyền thống văn bia lâu đời về thời gian, rộng lớn về không gian, đa dạng về loại hình, và phong phú về văn tự. Từ góc nhìn ảnh hưởng của các truyền thống bi kí học, văn bia Việt Nam có thể được nhìn nhận từ hai truyền thống văn bia Đông Á và Đông Nam Á.
Cuốn sách này là một nỗ lực để cung cấp một bức tranh tương đối toàn cảnh về văn bia (vật thể) và bị kí học (lĩnh vực nghiên cứu) Việt Nam từ góc nhìn liên ngành, trong đó lấy bị kí học làm bản vị. Nhóm tác giả sách đã không câu nệ vào một công thức cấu trúc sách sẵn có, mà căn cứ vào đặc thù của đối tượng nghiên cứu cụ thể để chủ động tạo lập một cấu trúc sách có thể nói là phù hợp ở thời điểm hiện tại, về cơ bản phản ảnh được trình độ phát triển của ngành bi kí học Việt Nam hiện nay. Điểm mạnh của cuốn sách không nằm ở tỉnh sáng tạo mới về nội dung và tư liệu nguyên cấp, mà nằm ở sự sắp xếp các vấn đề nghiên cứu một cách có hệ thống, tập hợp và tổng thuật những thành tựu của các nhà nghiên cứu trước đây trên từng bình diện cụ thể, từ đó vẽ ra một bức tranh tương đối toàn cảnh về lĩnh vực bị kí Việt Nam, tập trung vào văn bia Hán Nôm.
(PGS.TS Nguyễn Tuấn Cường)
***
VĂN BIA VIỆT NAM – Di sản, văn hoá và lịch sử
Tác giả: Trần Trọng Dương
Nhà xuất bản: Nxb ĐHQGHN
***
Thông tin sách:
Hình thức: Bìa cứng
Khổ sách: 16*24 cm
Số trang: 448 trang
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.