CẢM NGHĨ VỀ TÌNH YÊU THỜI CHIẾN (Bài viết của bạn Thanhuu Le)

Tình yêu là đề tài muôn thưở và cảm xúc bất tận của cuộc sống, văn học và dòng chảy của thời gian, của con người, khi nào còn con người thì tình yêu vẫn còn và tồn tại mãi. Đối với người lính nhất là người lính trong những năm kháng chiến trường kỳ của Tổ quốc có bao tình yêu đặc biệt mà người nghe – những thế hệ sau này có cảm tưởng như là huyền thoại nhưng trong giai đoạn lịch sử của dân tộc những năm 1945 -1975, rồi đến tận 1989 và hôm nay hình ảnh buổi diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ thì đó là điều hết sức đỗi bình thường, nó như sứ mệnh lịch sử.

Người đàn ông, người yêu, người chồng, người cha vì sứ mệnh của dân tộc, phải cầm súng rong ruổi khắp các chiến trường từ bắc chí nam, từ trong nước tới nước ngoài, từ biên giới tới hải đảo, nơi nào có kẻ thù nơi đó có bộ đội cụ Hồ với lòng quyết tâm sắt đá, niềm tin mạnh liệt đánh thắng kẻ thù giải phóng dân tộc. Họ để lại hậu phương của mình là người vợ, người yêu và người thương. Họ ra đi vì lý tưởng cao cả, hòa quyện giữa tình yêu tổ quốc với tình yêu gia đình, tình yêu đối lứa, hy sinh của họ là để vợ, người yêu và con cái họ được sống trong hòa bình, không phải cầm súng mà giành trí tuệ, sức khỏe, tinh thần xây dựng gia đình, xây dựng quê hương, tổ quốc giàu hơn, mạnh hơn. Đó là lý tưởng cao cả người cộng sản, bộ đội cụ Hồ.

Có thể là hình ảnh về 2 người, sách, nhật ký và văn bản

Vì lý tưởng đó mà tình yêu của nhiều đôi lứa trong thời khắc đặc biệt dân tộc họ vươn lên, xây dựng, giữ gìn, bồi đắp, hy sinh cho nhau, hy sinh vì lý tưởng cao cả. Thật cảm động biết bao khi đọc trang sách Hoàng Nam Tiến – Con thiếu tướng Hoàng Đan về 400 bức thư của bố mẹ ông. Đôi khi tôi không hiểu được vì sao họ viết thư nhiều, viết thư dài vượt qua không gian, thời gian, vượt qua trí tưởng tượng của người bình thường để được quen, được yêu, được sống với tình yêu bền chặt, vĩnh cửu như thế. Đợi chờ thư cả hành trình, chỉ có người trong cuộc, trong thời khắc đó mới hiểu, cảm nhận, khao khát đến mức nào, có khi cả năm trời nhận thư của nhau, có bức thư được viết vội dưới hầm mà bên ta và bên địch tiếng súng vẫn rền vang, đạm pháo nổ ầm ầm. Sự sống – cái chết – tình yêu hòa quyện cùng mong mỏi của người lính, của vợ người lính.

Trong muôn vàn kỷ vật tình yêu, đối với vợ chồng tướng Đan là mùi nước hoa. Đó là kỷ vật không chỉ hai người yêu nhau mà còn kỷ vật của gia đình. Đối với Tư Cang và người vợ mình – đó là cặp đồng hồ thụy sỹ mà ông giành dụm tiền lương của sỹ quan quân đội mua cho vợ, nó trở thành vật báu của gia đình và trân trọng giữ gìn tới nay 70 năm.

Có lẽ Trần Đức – hay gọi là Ba Quốc – tướng tình bào Việt Nam là nhân vật đặc biệt bởi vì công việc ông có tới 02 gia đình ở hai miền Nam Bắc và ngày gặp được vợ mình – vợ cả đúng tròn 20 năm. Có lẽ giây phút đó chỉ có người trong cuộc cảm nhận, con gọi cha là chú bộ đội, vợ im lặng không nói gì. Cả không gian trùm lên tình yêu, sự hy sinh cao cả của những người rất đỗi bình thường.

Và cũng là trường hơp của nhiếp ảnh Lâm Hồng Long với bức ảnh để đời với bức ảnh Bác bắt nhịp bài ca đoàn kết và mẹ con người tử tù – trao đổi tù bình sau chiến dịch xuân hè 1972 tại bên bờ sông Bến Hải lịch sử. Có người con gái ở Hàm Thuận Bình Thuận đợi chờ ông gần 20 năm sau ngày ông tập kết ra Bắc, ngày về giải phóng Bình Thuận ông về nhà và cô gái đón ông với nhiều tâm trạng, dẫu biết ông có gia đình ngoài Bắc nhưng người con gái không hề trách móc, giận hờn, vẫn một lòng chung thủy với tình yêu. Chỉ có sự hy sinh mới có điều vĩ đại như thế.  Phạm Xuân Ẩn – là cả giai thoại; người vợ ông luôn âm thầm theo ông để hỗ trợ ông và có đớn đau nào hơn khi ông dặn vợ; nếu anh bị bắt em khai báo nhà này không có ai việt cộng, ông ấy yêu nước, tham gia hoạt động còn gia đình không biết. Chỉ có tình yêu sâu sắc mới có điều đó. Và khi đất nước giải phóng mọi người đoàn tụ thì gia đình Ẩn, vợ chồng ông lại xa nhau. Có đớn đau nào hơn thế. Ông giữ trong lòng và cố gắng đưa vợ con về để đoàn tụ, để chăm sóc, để yêu thường và mọi việc toại nguyện.

Những câu chuyện như thế mãi trường tồn với lịch sử dân tộc, lịch sử giải phóng tổ quốc và những bạn trẻ hôm nay nếu có may mắn được đọc, được cảm nhận sẽ là điều tuyệt vời để có thể cảm nhận, bồi đắp thêm mình lý tưởng sống, cho chân lý về tình yêu, về gia đình, về trách nhiệm với tổ quốc.

 

 

 

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *