Chúng ta luôn tôn trọng học giả Cao Tự Thanh – nhà nghiên cứu độc lập vẫn cặm cụi cho ra đời sách học thuật.
Từ tháng 9.1945 đến tháng 12.1946 là một chặng quan trọng nhưng vì nhiều lý do vẫn còn hiện ra một cách khá mờ nhạt trong nhiều công trình, giáo trình lịch sử hiện nay ở Việt Nam. Tuy nhiên giá trị của một chặng đường lịch sử không phụ thuộc vào chỗ dài hay ngắn về mặt thời gian, mà ở quan hệ với những chặng trước và sau nó. Từ Cách mang tháng Tám đến toàn quốc kháng chiến chỉ vẻn vẹn có mười sáu tháng, nhưng đó là một chặng đường đặc biệt quan trọng trên đó hoạt động giáo dục Việt Nam bắt đầu bước vào một xuất phát điểm khác, thực hiện một quá trình khác.
Cuốn sách này tuyển chon và giới thiệu một số tư liệu về giáo dục được công bố trên báo chí chữ Việt từ tháng 9.1945 đến tháng 12.1946 (chủ yếu là Việt Nam Dân quốc công báo, ngoài ra còn có một số báo khác như Cờ giải phóng, Cứu quốc, Dân quốc, Dân thanh, Độc lập, Kiến quốc, Lao động, Quyết chiến, Quyết thắng, Tiếng gọi Phụ nữ, Vì nước) và một số hiện được lưu giữ chủ yếu trong các hồ sơ thuộc Fonds Bộ Giáo dục ở Trung tâm lưu giữ Quốc gia III, Cục văn thư và lưu giữ nhà nước. Tất cả gồm 450 tư liệu và cụm tư liệu.
***
TƯ LIỆU VỀ GIÁO DỤC VIỆT NAM Từ Tháng 9.1945 đến tháng 12.1946
Cao Tự Thanh
NXB Khoa học Xã hội
Bìa cứng
***
Thông số cơ bản:
Kích thước: 16 x 24 cm
Số trang: 816 trang
Khối lượng: 1000gr
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.